Giá hành tím Sóc Trăng tăng gấp 4 lần

Ngày 1/5, ngay tại trụ sở Thị đoàn Vĩnh Châu, một container lớn đang bốc xếp hành lên xe để chuyển ra Hà Nội. Anh Lâm Minh Phụng, Phó Bí thư thị đoàn Vĩnh Châu cho biết, số hành được bốc lên xe chuyển ra Hà Nội đợt này là 28 tấn.
Tính đến hết ngày Quốc tế lao động, sản lượng hành tím được các cấp, ngành, địa phương và lực lượng đoàn viên thanh niên Sóc Trăng "giải cứu" trên 1.000 tấn. Tại thị xã Vĩnh Châu, hiện có cả chục nhóm đoàn viên, thanh niên tình nguyện luôn tích cực, cùng nhân viên của hợp tác xã hành tím Vĩnh Châu đến tận nhà dân để thu mua, đóng gói cung cấp cho các công ty, trường học…
Theo anh Nguyễn Thành Duy, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Sóc Trăng, từ giữa tháng Tư đến nay, tỉnh đoàn đã đứng ra phối hợp với các doanh nghiệp ở Hà Nội, TP HCM và một số hệ thống siêu thị… thu mua hành tím trong dân.
Do lượng hành tồn đọng nhiều nên những hộ khó khăn, nghèo, cận nghèo sẽ được ưu tiên thu mua trước, lực lượng đoàn viên thanh niên cũng đã đi từng hộ khảo sát thống kê lượng hành để có kế hoạch tiêu thụ khi có đơn đặt hàng của các nơi gửi tới.
Mặc dù việc tiêu thụ hành tím đang thực hiện khá hiệu quả, tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tình thế chứ không thể bền vững. Ông Nguyễn Chí Công, Phó chủ tịch thị xã Vĩnh Châu cho biết, địa phương đang phối hợp với các ngành liên quan, cơ quan truyền thông tăng cường quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ cho hành tím Vĩnh Châu bởi thị trường nội địa rất lớn, nhưng chưa khai thác được.
Bên cạnh đó, địa phương cũng tính đến việc nâng cao chất lượng hành nhất là khâu bảo quản sau thu hoạch, tồn trữ được lâu dài hơn và đặc biệt, sẽ khuyến cáo bà con cân nhắc về diện tích, có thể giảm bớt trồng hành để chuyển sang nuôi, trồng các loại cây con khác có hiệu quả hơn.
Có thể bạn quan tâm

Giá cà phê những ngày qua tiếp tục giảm xuống còn khoảng 34 - 35 ngàn đồng/kg, giảm 1 - 2 ngàn đồng/kg so với dịp đầu tháng 10-2015.

Mấy năm qua ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang có nhiều nông dân âm thầm chuyển đổi từ trồng lúa sang lập vườn cây ăn trái chuyên canh, hiệu quả kinh tế vượt trội gấp nhiều lần so với độc canh cây lúa.

Nhiều nhà nông canh tác rau theo hướng VietGAP ở xã Xuân Thọ, Đà Lạt đã và đang cùng với các nông hộ sản xuất liền kề tham gia thành lập tổ hợp tác để nâng cao kiến thức và thực hành sản xuất an toàn, từng bước gắn với thị trường tiêu thụ.

Cây Bonbo hay còn gọi là cây Mạc cà thuộc họ gừng, là loại cây đa tác dụng, hạt được sử dụng làm thuốc chữa bệnh, đọt non được sử dụng chế biến thành món ăn đến nay đã trồng được 116,8 ha tại Quế Phong (Nghệ An).

Cây na (còn gọi là mãng cầu ta) là một trong những loại cây ăn quả dễ thích nghi với điều kiện môi trường nên đã được người dân một số địa phương trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột lựa chọn trồng xen trong vườn cà phê