Cao su bị đốn hạ vì giá mủ xuống thấp, người trồng thua lỗ

Tại tỉnh Phú Yên, mủ cao su liên tục rớt giá, hiện chỉ còn từ 7000 đồng – 8000 đồng/kg, thấp hơn một nửa so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, chi phí phân bón, công chăm sóc, cạo mủ đều tăng nên người trồng cao su bị lỗ nặng.
Chỉ còn khoảng một tháng nữa là vào mùa thu hoạch mủ cao su nhưng với giá thấp như hiện nay, người nông dân không mặn mà với việc cạo lấy mủ. Hơn 6 ha cao su gần 10 năm tuổi ở các xã Eabar, Ealy, huyện Sông Hinh tỉnh Phú Yên vừa bị người dân đốn hạ.
Ông Lê Văn Minh, xã EaBar, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên cho biết: “Hồi trồng cao su chọn đất tốt trồng, bây giờ chặt bỏ thấy tiếc quá. Cuối cùng buộc phải phá chứ khai thác hai năm lỗ mấy chục triệu đồng rồi”.
Có thể bạn quan tâm

Cuộc chiến chống lại chất cấm trong chăn nuôi hết sức cam go khi các quy định của pháp luật nhiều kẽ hở và thiếu khả thi

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, mặc dù chịu sức ép lớn từ hội nhập nhưng không mấy doanh nghiệp tư nhân quan tâm vì họ còn có nhiều mối lo khác, “họ đang lo để tồn tại hơn là lo cạnh tranh”.

Tất cả 69 mẫu chè của Lâm Đồng được lấy để phân tích hoạt chất fibronil trong tháng 10 và đầu 11/2015 này đều đạt chuẩn dưới 0,002ppm.

Trao đổi những thành tựu nổi bật trong quá trình xây dựng NTM 5 năm qua, đồng thời, triển khai kế hoạch, giải pháp trong thời gian tới, ông Nguyễn Văn Đồng - Giám đốc Sở NN&PTNT, Phó Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh, cho biết:

Thực hiện Nghị định số 114/2009/NĐ/CP về phát triển và quản lý chợ, Hợp tác xã (HTX) dịch vụ - xây dựng chợ Long Mỹ, thị xã Long Mỹ, đã kinh doanh, khai thác và quản lý khá hiệu quả.