Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khẩn Trương Phòng Chống Cúm Gia Cầm

Khẩn Trương Phòng Chống Cúm Gia Cầm
Ngày đăng: 07/03/2015

Từ đầu năm đến nay, dịch cúm gia cầm đã xảy ra rải rác tại ĐBSCL. 3 ổ dịch mới nhất vừa phát hiện tại Sóc Trăng với tổng số gia cầm chết và tiêu hủy hơn 3.000 con.

Trước đó, dịch cúm cũng đã xảy ra tại Cà Mau và Tiền Giang, với chủng A/H5N1 và H5N độc lực cao, khó phát hiện. ĐBSCL lại đang thu hoạch lúa đông xuân, nguy cơ dịch cúm lây lan từ những đàn vịt chạy đồng ngày càng lớn, nếu thiếu biện pháp phòng chống kịp thời.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) và Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), đến thời điểm này, chúng ta vẫn đang nỗ lực kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh và các loại virus cúm trên gia cầm. Trong năm 2014, dịch cúm gia cầm A/H5N1 đã xuất hiện tại 158 xã, phường của 93 huyện thị xã thuộc 33 tỉnh, thành phố trên cả nước, làm chết 212.000 con gia cầm, trong đó chủ yếu là vịt.

Từ đầu năm đến nay, ngoài những ổ dịch xảy ra rải rác trong nước, nguy cơ lây nhiễm virus cúm A/H7N9 từ nước ngoài vào Việt Nam là rất cao vì ở Trung Quốc đã phát hiện thêm nhiều ca nhiễm mới. Cục Y tế dự phòng cho biết, virus cúm H7N9 tại Trung Quốc đã được phát hiện tại những khu vực nằm ở gần biên giới với nước ta.

Trước tình hình này, phòng chống dịch cúm gia cầm là công việc hết sức khẩn trương. Tại ĐBSCL, công tác phòng chống cúm gia cầm thường xuyên được các địa phương duy trì, nhất là tuyên truyền về sự nguy hại của việc vận chuyển, mua bán gia cầm, sản phẩm gia cầm bất hợp pháp; tuyên truyền người dân không mua bán gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch để hạn chế phát sinh và lây lan dịch bệnh nguy hiểm trên người.

Trong đó, thực hiện nghiêm kiểm dịch tại gốc; kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm. Dịp Tết Nguyên đán vừa qua, nhiều địa phương đã thực hiện nghiêm việc bán gia cầm sống ở chợ và gia cầm chưa qua kiểm dịch.

Tuy nhiên, lâu nay, ngành thú y ở ĐBSCL rất vất vả trong việc phòng chống cúm gia cầm trên đàn vịt chạy đồng. Trong điều kiện chăn nuôi ngoài trời như hiện nay, mầm bệnh lưu tồn trên gia cầm rất đa dạng, gần như người dân phải sống chung với dịch bệnh. Thêm vào đó, ý thức của cộng đồng về dịch cúm gia cầm vẫn chưa đầy đủ, nhiều người còn chủ quan nên rất đáng lo ngại. Có lúc nhiều địa phương đã áp dụng hình thức “nội bất xuất, ngoại bất nhập” với đàn vịt chạy đồng khi phát hiện dịch cúm.

Ngoài ra, nhiều địa phương cũng đề xuất dời đàn vịt chạy đồng vào mô hình chăn nuôi thủy cầm an toàn sinh học. Mô hình này đã được nhiều địa phương trong vùng áp dụng, tuy nhiên vẫn còn gặp khó khăn do tập quán, người dân vẫn quen thả vịt ăn mót lúa trên các cánh đồng sau khi thu hoạch để tiết kiệm tiền thức ăn.

Bên cạnh đó, thiếu tiêm ngừa vaccine cũng là nguyên nhân để cúm gia cầm bùng phát. Trước Tết Nguyên đán, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho Bộ NN-PTNT xuất cấp 11,5 triệu liều vaccine cúm gia cầm H5N1 Re-6 từ nguồn dự phòng chống dịch khẩn cấp cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ở các địa phương có lưu hành virus cúm với tỷ lệ cao và các vùng giáp biên giới để tiêm phòng miễn phí cho đàn gia cầm.

Điều đó cho thấy đàn gia cầm chưa được tiêm phòng vaccine còn khá lớn. Cụ thể, tại Sóc Trăng, hiện tổng đàn gia cầm của địa phương lên trên 5 triệu con nhưng tỷ lệ tiêm phòng vaccine của đàn gà chưa tới 42%, đàn vịt khoảng 53%. Đó là chưa kể lực lượng cán bộ thú y quá mỏng, thiếu hóa chất tiêu độc khử trùng chuồng trại…

Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm trong nước và trên thế giới, đặc biệt là nguy cơ xâm nhập của chủng virus cúm A/H7N9 và các chủng virus cúm gia cầm nguy hiểm khác, Bộ NN-PTNT vừa yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo UBND và các ban, ngành liên quan cần kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch cúm gia cầm các cấp; phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên Ban chỉ đạo trong công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm; tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình dịch cúm gia cầm trên địa bàn (đặc biệt là khu vực giáp biên giới, địa bàn có các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, khu vực có nguy cơ cao) nhằm phát hiện và xử lý ngay ổ dịch cúm khi còn ở diện hẹp, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng.

Ngoài những giải pháp “cứng” như trên, tuyên tuyền sâu rộng nhằm nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh của người dân là việc hết sức cần thiết, để người dân bớt chủ quan, lơ là, dẫn đến nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh nguy hiểm trên người.


Có thể bạn quan tâm

Giá Cá Thác Lác Cườm Tăng Cao Giá Cá Thác Lác Cườm Tăng Cao

Những hộ nuôi cá thác lác cườm cho biết, nhu cầu tiêu thụ chả cá tại các chợ đầu mối tăng mạnh nên giá cá thác lác cườm thương phẩm tăng cao. Hiện, các tiểu thương thu mua cá thác lác cườm cỡ 400 - 500 gram/con, với giá 85.000 - 90.000 đồng/kg mà cũng không đủ nguồn cung.

31/08/2013
Trồng Hành Lợi Nhuận Trên 12 Triệu Đồng/công Trồng Hành Lợi Nhuận Trên 12 Triệu Đồng/công

Nông dân xã Bình Thạnh (Châu Thành, An Giang) đạt lợi nhuận cao từ mô hình trồng hành. Anh Lê Văn Hoàng, ngụ ấp Thạnh Hòa cho biết, gia đình trồng 2 công hành, năng suất gần tấn/công, bán với giá 7.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí, còn lãi 12 triệu đồng/công.

31/08/2013
Trồng Thử Nghiệm Giống Lúa Thảo Dược Vĩnh Hòa 1 Trồng Thử Nghiệm Giống Lúa Thảo Dược Vĩnh Hòa 1

Anh Trần Thanh Phương (chủ cơ sở sản xuất - thương mại gạo Hạt Ngọc An Giang tại phường Bình Khánh, TP. Long Xuyên, An Giang) cho biết: Giống lúa thảo dược Vĩnh Hòa 1 do anh trồng thử nghiệm tại ấp An Hòa, xã An Hòa (Châu Thành) trong vụ hè thu 2013 vừa thu hoạch đạt năng suất 600 kg/công (1.000m2), bán lúa khô giá 9.000 đồng/kg, lãi 3 triệu đồng/công. Theo anh Phương, giống lúa thảo dược Vĩnh Hòa 1 (dòng F1) do anh mua của Công ty Khoa học công nghệ Vĩnh Hòa (huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) 2,5kg về gieo mạ và cấy 2.500m2 tại Châu Thành. Thời gian sinh trưởng của giống lúa này (vụ hè thu) là 115 ngày, cách chăm sóc gần giống như giống lúa OM 6976, lúa kháng bệnh tốt, kháng rầy nâu, bệnh cháy lá và đạo ôn... Do thời gian sinh trưởng hơi dài ngày nên anh không trồng vụ thu đông mà tiếp tục xin phép trồng thử nghiệm tiếp vụ đông xuân 2013 - 2014 tới. Nếu thành công trong vụ đông xuân, anh sẽ tổ chức sản xuất lúa hàng hóa, bởi được Công ty Khoa học công nghệ Vĩnh Hòa cung ứng giống và bao tiêu lúa hàng hóa với

31/08/2013
Trái Cây Có Múi Giảm Giá Trái Cây Có Múi Giảm Giá

Do nguồn cung tăng, giá nhiều loại trái cây có múi như: cam, bưởi, quýt… hiện giảm từ 5.000 - 15.000 đồng/kg so với cách nay hơn một tháng. Trong đó, giảm nhiều là bưởi da xanh, bưởi 5 roi và quýt đường.

31/08/2013
Quýt Khỏe Nhờ Đạm Quýt Khỏe Nhờ Đạm

Quýt đường có thể trồng trên nhiều loại đất với điều kiện tưới tiêu tốt. Trong điều kiện đất đai màu mỡ, tơi xốp và thông thoáng, độ pH từ 6 - 6,5 là rất lý tưởng.

31/08/2013