Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người trồng trà Phú Hội nổi tiếng

Người trồng trà Phú Hội nổi tiếng
Ngày đăng: 08/11/2015

Ông Trà Văn Pháp ở ấp Đất Mới, xã Phú Hội (huyện Nhơn Trạch) trong vườn trà của mình.

Trong đó, ông Trà Văn Pháp ở ấp Đất Mới, xã Phú Hội là một trong số ít hộ còn giữ được vườn trà cổ thụ khoảng 80 tuổi với diện tích lớn.

Theo lời ông Pháp, vườn trà của ông được trồng từ thời cha mình.

Ngày ấy, vườn trước, vườn sau của ngôi nhà ông đang sinh sống hiện nay đều trồng trà và thu nhập chính của gia đình ông khi ấy là nhờ vào thu hoạch trà.

Thế rồi sau đó, trà các nơi đổ về với giá rất rẻ khiến trà Phú Hội cũng giảm giá theo.

Không sống được với nghề trồng trà, nhiều hộ trong xã đã chặt gần hết vườn trà để chuyển sang trồng cây khác cho thu nhập cao hơn.

Riêng ông Pháp vẫn cố gắng giữ lại vườn trà.

Dù vườn trà không còn được nguyên vẹn như xưa, nhưng ông vẫn là người còn giữ lại vườn trà lâu năm với diện tích lớn nhất ở Phú Hội.

Trải qua nhiều thăng trầm, cây trà Phú Hội được người tiêu dùng quay lại chọn lựa và coi như đây là một loại đặc sản quý, sẵn sàng chi ra hàng trăm ngàn đồng để mua 1 kg trà khô Phú Hội để thưởng thức.

Ông Pháp hay nói: “Cây trà gắn với tôi cả đời như chính họ Trà tôi mang”.

Ông Pháp chia sẻ: “Khoảng 4 - 5 năm trở lại đây, trà khô Phú Hội trở thành đặc sản được nhiều người dân trong vùng và TP.

Hồ Chí Minh đặt mua với giá hàng trăm ngàn đồng/kg.

Vào dịp tết, nhu cầu nhiều nguồn hàng ít nên giá có khi tăng gấp đôi cũng không có hàng để bán”.

Hiện nay, vườn trà của ông Pháp còn là điểm đến cho nhiều du khách trong và ngoài tỉnh khi du lịch tại huyện Nhơn Trạch.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Ớt Xuất Khẩu Cho Thu Nhập Cao Trồng Ớt Xuất Khẩu Cho Thu Nhập Cao

Những năm qua, xã Hoằng Đông (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) đã tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả, điển hình như mô hình ớt xuất khẩu trồng 2 vụ/năm.

29/05/2014
Khởi Sắc Nhờ Vốn Vay Khởi Sắc Nhờ Vốn Vay

“Không có vốn, nông dân nỗ lực đến mấy cũng đành bó tay. Vùng tôm này ra đời đã hàng chục năm, song mới thực sự khởi sắc dăm ba năm trở lại đây, khi Phòng Giao dịch Hòa Sơn thuộc Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Hòa Vang (Đà Nẵng) giải ngân cho vay số tiền lớn”, ông Mai Phước Binh, Chi hội trưởng Chi hội Nghề nghiệp nuôi tôm nước lợ thôn Trường Định, xã Hòa Liên (huyện Hòa Vang), tổ trưởng tổ vay vốn cho biết.

30/05/2014
Ngư Dân Yên Tâm Bám Biển, Đã Có Kiểm Ngư Hỗ Trợ Ngư Dân Yên Tâm Bám Biển, Đã Có Kiểm Ngư Hỗ Trợ

Lực lượng Kiểm ngư cùng các lực lượng chức năng khác luôn túc trực và sẵn sàng hỗ trợ cho ngư dân hoạt động trên các ngư trường thuộc chủ quyền của Việt Nam.

12/05/2014
Làm Giàu Từ Chăn Nuôi Lợn Siêu Nạc Làm Giàu Từ Chăn Nuôi Lợn Siêu Nạc

Là công nhân cơ khí tại Nhà máy Z195, với đồng lương ít ỏi, không đủ trang trải cuộc sống, anh Trịnh Hồng Hiền ở xã Hợp Châu (Tam Đảo - Vĩnh Phúc) đã nuôi ý định làm giàu trên chính mảnh đất ông cha để lại.

30/05/2014
Gần 50 Ha Tôm Nuôi Ở Thừa Thiên Huế Bị Chết Gần 50 Ha Tôm Nuôi Ở Thừa Thiên Huế Bị Chết

Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đến ngày 9/5, trên địa bàn tỉnh có 49,3 ha tôm nuôi bị chết, do bệnh môi trường và đốm trắng; làm chết khoảng 8 triệu con tôm giống, thả nuôi từ 40-50 ngày tuổi.

12/05/2014