Người Trồng Tiêu Điêu Đứng

Trong 5 năm trở lại đây, cây tiêu đang đi vào đời sống sản xuất người dân Bahnar thuộc các xã phía Nam huyện Mang Yang (Gia Lai). Hầu hết các gia đình đều tận dụng diện tích đất quanh nhà trồng tiêu, trung bình mỗi nhà có vài trăm trụ tiêu.
Ngoài diện tích lúa nước, cây mì, cây tiêu đang dần trở thành một cây trồng mang lại thu nhập cao cho đời sống đồng bào nơi đây. Năm nay, giá tiêu lên cao, người dân chưa kịp vui mừng một năm được mùa, có điều kiện trang trải gia đình trong dịp tết, thì nỗi buồn tiêu chết cùng với nạn trộm tiêu đã xoán hết mọi niềm vui người dân nơi đây.
Đến thời điểm này, trên địa bàn huyện Mang Yang đã có vài chục ha tiêu chết. Riêng xã Đê Ar, đã có 5 ngàn trụ tiêu bị chết do nguyên nhân úng nước. Anh Đinh Prơng, làng Ar Tơ Năm cho hay: “Từ đầu tháng 10 tới nay, diện tích tiêu nhà mình liên tục chết mà không có thuốc chữa. Đến nay, đã có 100 trụ tiêu (tổng số 300 trụ tiêu) bị chết khô”.
Theo UBND xã Đê Ar, trên địa bàn xã có tổng diện tích tiêu trên 57 ha; Theo điều tra, tại hai làng Ar Tơ Năm và Đôn Hyang thì gần như diện tích tiêu bị chết toàn bộ, còn lại 10 thôn, làng trong xã, hộ dân cũng đều báo diện tích tiêu nhà mình đang bị bệnh héo chết.
Bên nỗi buồn tiêu chết, người trồng tiêu ở Mang Yang đang đối mặt với nạn trộm tiêu non. Anh Đinh Phương, làng Ar Sek, xã Đê Ar, bức xúc: “Đã buồn vì 50 trụ tiêu nhà tôi bị chết, giờ lại thêm nỗi lo bị trộm tiêu. Trong 3 đêm (từ 24 đến 26-12-2013), đêm nào nhà tôi cũng bị kẻ trộm vào vườn hái tiêu. Mỗi đêm kẻ trộm, trộm đi cả bao tiêu. Thường từ 23 giờ đêm, lợi dụng mọi người đi ngủ kẻ trộm dùng xe máy đột nhập vào vườn hái tiêu.
Tình trạng trộm tiêu gia tăng bởi giá tiêu năm nay tăng cao, hiện nay giá tiêu non tại xã đã 120.000 đồng/kg vì thế mặc dù tiêu chưa đến thời điểm thu hoạch vẫn nóng lên tình trạng người dân bị mất trộm. Mấy đêm nay, đêm nào tôi cũng ngồi phục trong vườn tiêu để canh bắt kẻ trộm, thế nhưng vẫn chưa bắt được”.
Trưởng Công an xã Đê Ar-ông Đinh Bun cho biết: “Trong thời gian qua, trên địa bàn xã nhiều hộ bị trộm tiêu. Người dân đang hoang mang trước tình trạng này, hàng đêm lực lượng Công an viên của xã phải thường xuyên đi tuần tra, để cùng bà con giữ tiêu”.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù trong thời gian qua, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Ninh đã có những bước đột phá tích cực, năng suất cây trồng được nâng cao, qua đó cải thiện từng bước cuộc sống của người nông dân, nhưng cây lúa vẫn là cây trồng chủ lực, sản phẩm mang tính hàng hóa còn chưa nhiều.

Thực hiện chủ trương xoá đói giảm nghèo, xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả của Đảng uỷ xã Khánh Hội, huyện U Minh, năm qua nông dân trong xã mạnh dạn đầu tư và phát triển nhiều mô hình mang lại hiệu quả cao, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Du khách đến Ninh Thuận thường có ấn tượng khó quên về những chùm nho chín mọng, ngọt lịm. Thiên nhiên đã ưu đãi ban cho tỉnh ta điều kiện khí hậu, đất đai rất phù hợp cho sinh trưởng của cây nho.

Ngày 3.6, Lễ ký kết “Tài trợ tín dụng đóng mới và phát triển đội tàu công suất lớn giai đoạn 2014-2017” do UBND tỉnh phối hợp với Ngân hàng ĐT-PT Việt Nam (BIDV) tổ chức đã diễn ra tại TP Quy Nhơn. Các đồng chí: Nguyễn Văn Thiện - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Lê Hữu Lộc - Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Bắc Hà - Chủ tịch HĐQT BIDV đã đến dự và chứng kiến lễ ký.

Từ năm 2008 trở về trước, ngư dân thôn Quảng Công (Thừa Thiên Huế) chủ yếu nuôi chuyên tôm. Do mật độ thả nuôi dày, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, khiến người nuôi nợ nần chồng chất.