Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Trồng Tiêu Điêu Đứng

Người Trồng Tiêu Điêu Đứng
Ngày đăng: 14/01/2014

Trong 5 năm trở lại đây, cây tiêu đang đi vào đời sống sản xuất người dân Bahnar thuộc các xã phía Nam huyện Mang Yang (Gia Lai). Hầu hết các gia đình đều tận dụng diện tích đất quanh nhà trồng tiêu, trung bình mỗi nhà có vài trăm trụ tiêu.

Ngoài diện tích lúa nước, cây mì, cây tiêu đang dần trở thành một cây trồng mang lại thu nhập cao cho đời sống đồng bào nơi đây. Năm nay, giá tiêu lên cao, người dân chưa kịp vui mừng một năm được mùa, có điều kiện trang trải gia đình trong dịp tết, thì nỗi buồn tiêu chết cùng với nạn trộm tiêu đã xoán hết mọi niềm vui người dân nơi đây.

Đến thời điểm này, trên địa bàn huyện Mang Yang đã có vài chục ha tiêu chết. Riêng xã Đê Ar, đã có 5 ngàn trụ tiêu bị chết do nguyên nhân úng nước. Anh Đinh Prơng, làng Ar Tơ Năm cho hay: “Từ đầu tháng 10 tới nay, diện tích tiêu nhà mình liên tục chết mà không có thuốc chữa. Đến nay, đã có 100 trụ tiêu (tổng số 300 trụ tiêu) bị chết khô”.

Theo UBND xã Đê Ar, trên địa bàn xã có tổng diện tích tiêu trên 57 ha; Theo điều tra, tại hai làng Ar Tơ Năm và Đôn Hyang thì gần như diện tích tiêu bị chết toàn bộ, còn lại 10 thôn, làng trong xã, hộ dân cũng đều báo diện tích tiêu nhà mình đang bị bệnh héo chết.

Bên nỗi buồn tiêu chết, người trồng tiêu ở Mang Yang đang đối mặt với nạn trộm tiêu non. Anh Đinh Phương, làng Ar Sek, xã Đê Ar, bức xúc: “Đã buồn vì 50 trụ tiêu nhà tôi bị chết, giờ lại thêm nỗi lo bị trộm tiêu. Trong 3 đêm (từ 24 đến 26-12-2013), đêm nào nhà tôi cũng bị kẻ trộm vào vườn hái tiêu. Mỗi đêm kẻ trộm, trộm đi cả bao tiêu. Thường từ 23 giờ đêm, lợi dụng mọi người đi ngủ kẻ trộm dùng xe máy đột nhập vào vườn hái tiêu.

Tình trạng trộm tiêu gia tăng bởi giá tiêu năm nay tăng cao, hiện nay giá tiêu non tại xã đã 120.000 đồng/kg vì thế mặc dù tiêu chưa đến thời điểm thu hoạch vẫn nóng lên tình trạng người dân bị mất trộm. Mấy đêm nay, đêm nào tôi cũng ngồi phục trong vườn tiêu để canh bắt kẻ trộm, thế nhưng vẫn chưa bắt được”.

Trưởng Công an xã Đê Ar-ông Đinh Bun cho biết: “Trong thời gian qua, trên địa bàn xã nhiều hộ bị trộm tiêu. Người dân đang hoang mang trước tình trạng này, hàng đêm lực lượng Công an viên của xã phải thường xuyên đi tuần tra, để cùng bà con giữ tiêu”.


Có thể bạn quan tâm

Xuất Khẩu Tôm Dễ Đạt Mục Tiêu 2,5 Tỷ USD Xuất Khẩu Tôm Dễ Đạt Mục Tiêu 2,5 Tỷ USD

Từ đầu năm 2013 đến nay, tình hình xuất khẩu chung của cả nước gặp nhiều khó khăn, nhưng mặt hàng tôm lại có những bứt phá đầy ấn tượng, với kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD.

11/10/2013
Cấp Bách Cứu Ngành Cá Tra Cấp Bách Cứu Ngành Cá Tra

Thị phần xuất khẩu cá tra Việt Nam chiếm 97% thị trường thế giới nhưng 3 năm nay, giá xuất khẩu bình quân giảm, hàng loạt doanh nghiệp, người nuôi liên tục thua lỗ và phá sản.

11/10/2013
Nuôi Cá Tra Khó Chồng Thêm Khó Nuôi Cá Tra Khó Chồng Thêm Khó

Ngành cá tra từng có giai đoạn phát triển mạnh đến khó tin, mỗi hecta có thể đạt cả chục tỷ đồng và đem lại hàng tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mỗi năm. Thế nhưng thời “dễ nuôi, dễ ăn” đã nhanh chóng đi qua sau hàng loạt “đợt bão”: giá cá sụt giảm sâu, giá thức ăn tăng, khó tiếp cận vốn vay ngân hàng…

11/10/2013
Sử Dụng Chế Phẩm Độn Lót Sinh Học Trong Chăn Nuôi Ở Xã Yên Hòa (Hưng Yên) Sử Dụng Chế Phẩm Độn Lót Sinh Học Trong Chăn Nuôi Ở Xã Yên Hòa (Hưng Yên)

Trong khi các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm đang tìm mọi cách để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường từ chất thải của vật nuôi thì người dân xã Yên Hòa (Yên Mỹ - Hưng Yên) đã và đang áp dụng thành công mô hình xử lý chất thải chăn nuôi bằng đệm lót sinh học, giúp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí và hạn chế dịch bệnh, mở ra hướng phát triển chăn nuôi bền vững.

11/10/2013
Nuôi Cá Lăng Đuôi Đỏ Trên Sông Sêrêpôk Nuôi Cá Lăng Đuôi Đỏ Trên Sông Sêrêpôk

Người dân huyện Cư Jút (Đắk Nông) đã gây nuôi thành công cá lăng đuôi đỏ, một loại đặc sản của dòng sông Sêrêpôk, mở ra hướng phát triển kinh tế mới.

12/10/2013