Người Trồng Thanh Long Nhiều Nhất Sầm Dương

Ở xã Sầm Dương (Sơn Dương), ai cũng biết đến ông Trần Ánh Dương, thôn Thái Thịnh là người trồng thanh long nhiều nhất trong xã và là điển hình cho ý chí làm giàu của một cựu chiến binh, thương binh..
Ông Dương đi bộ đội chống đế quốc Mỹ, bị thương và nhiễm chất độc da cam/dioxin. Năm 1978, ông trở về địa phương làm nông nghiệp, tích cực khai phá ruộng vườn để phát triển kinh tế. Năm 2009, ông bắt đầu đưa 200 gốc thanh long đỏ vào trồng. Rồi từ số tiền bán thanh long tích góp được, ông mở rộng diện tích trồng cây thanh long. Đến nay nhà ông đã có 700 gốc thanh long cho thu hoạch. Trong vườn thanh long, vợ chồng ông trồng xen dứa và 150 cây na.
Thanh long của gia đình ông nổi tiếng thơm và ngọt nên được bà con trong xã và các thương nhân ở thành phố Tuyên Quang, Đoan Hùng (Phú Thọ) đến thu mua. Mỗi năm, gia đình ông thu được 40 - 50 triệu đồng tiền bán thanh long (sau khi đã trừ chi phí).
Ông Dương còn là người tự nguyện san nửa quả đồi của gia đình lấy đất làm đường cho thôn, là người đi đầu hưởng ứng phong trào làm đường bê tông nông thôn trong xã.
Có thể bạn quan tâm

Chính nhờ chịu khó biết ứng dụng khoa học kỹ thuật và năng động trong kinh doanh, ông Hồ Ngọc Vân trở nên khá giả khi lập nghiệp trên vùng đất mới. Với mô hình ương tôm giống, nhiều năm nay mỗi năm ông thu lãi gần 400 triệu đồng.

Nuôi cua thương phẩm đang được nhiều hộ dân trong tỉnh áp dụng nhờ lợi nhuận tương đối ổn định. Ưu điểm của mô hình này vốn đầu tư thấp, kỹ thuật nuôi dễ áp dụng, tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương.

Người nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đang phải đối diện với tình trạng thua lỗ nặng vì tôm chết và rớt giá. Hiện nay, ở nhiều vùng tôm như: Ninh Hà, Ninh Lộc… diện tích đìa thả nuôi rất ít.

Đồng Tháp sẽ đưa ra khỏi quy hoạch gần 700 ha vùng nuôi do không đáp ứng tiêu chí. Trong 5 ngành hàng chủ lực mà tỉnh Đồng Tháp lựa chọn để thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp thì ngành hàng cá tra đóng vai trò khá quan trọng.

Tiết kiệm nhiên liệu, tăng giá bán sản phẩm, làm cầu nối giữa đất liền và tàu khai thác thủy sản xa bờ là ưu thế của tàu dịch vụ hậu cần. Nhưng, hiện nay số lượng tàu dịch vụ hậu cần thủy sản của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu chưa đáp ứng đủ năng lực đánh bắt.