Người trồng sầu riêng đón niềm vui kép

Xã Hà Lâm được mệnh danh là “thủ phủ” sầu riêng của huyện Đạ Huoai. Hiện nay, Hà Lâm có tới gần 600ha sầu riêng; trong đó, có gần 450ha đang bước vào thời kỳ thu hoạch đại trà. Người dân nơi đây cho biết, đây được xem là vụ sầu riêng đạt năng suất cao nhất từ trước tới nay. Ước tính, năng suất sầu riêng ở Hà Lâm năm nay sẽ đạt trung bình từ 11 - 12 tấn/ha. Thậm chí, nhiều vườn sầu riêng ghép còn đạt tới năng suất từ 20 - 22 tấn/ha.
Ông Trần Văn Lĩnh (ở thôn 2, xã Hà Lâm) phấn khởi: “Hơn 15 năm gắn bó với cây sầu riêng, nhưng tôi chưa thấy năm nào sầu riêng lại trúng mùa như năm nay. Hiện, gia đình tôi có hơn 2ha sầu riêng ghép đang cho thu hoạch năm thứ 4. Chưa thu hoạch hết, nhưng vườn sầu riêng của gia đình tôi ước đạt năng suất hơn 20 tấn/ha. Với giá bán như hiện tại, ước tính vườn sầu riêng này sẽ mang lại cho gia đình nguồn lợi nhuận từ 700 - 800 triệu đồng. Năm nay, không chỉ riêng nhà tôi mà hầu hết sầu riêng của người dân trong xã đều đạt năng suất cao, nên bà con ai cũng vui mừng”.
Cùng với niềm vui được mùa, người dân Lâm Đồng nói chung và tại huyện Đạ Huoai nói riêng đang rất phấn khởi nhờ giá sầu riêng năm nay đang ở mức cao. Tại thời điểm này, giá các loại sầu riêng ghép như Đô na, Monthong, Ri6 đang được thương lái thu mua tại vườn từ 24.000 - 28.000 đồng/kg (tăng từ 8.000 - 10.000 đồng/kg so với năm 2014). Còn sầu riêng hạt được người dân bán tại vườn với giá từ 11.000 - 13.000 đồng/kg (tăng 4.000 - 6.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái).
Ông Đinh Công Lý - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết: Hiện Lâm Đồng có khoảng gần 10.000ha sầu riêng, được trồng chủ yếu ở các huyện phía nam như Đạ Huoai, Bảo Lâm và TP.Bảo Lộc. Cây sầu riêng giữ vị trí quan trọng thứ 4 về giá trị kinh tế (sau cây cà phê, chè, dâu tằm) trong ngành nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng.
Có thể bạn quan tâm

Hướng tới việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, Phòng Nông nghiệp huyện Tiên Yên đã tiến hành đưa vào trồng thử nghiệp nấm Linh Chi tại thôn Hà Giàn, xã Đông Ngũ, tỉnh Quảng Ninh. Mô hình thành công đã mở ra hướng làm ăn mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân trên địa bàn.

Cả hai giống lúa P376 và PC10 đều có chung đặc điểm kháng rầy tốt, chất lượng gạo ngon, sản lượng đạt từ 2,2 - 2,8 tạ/sào, cao hơn so với giống lúa cùng loại.

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân ở nhiều nơi đã thả nuôi tôm càng xanh trên đất lúa với hơn 7.000 ha, chủ yếu ở huyện Hồng Dân và Phước Long (Bạc Liêu).

Những năm qua, chăn nuôi gia súc, gia cầm nói chung và chăn nuôi heo nói riêng phát triển khá mạnh cả về quy mô lẫn số lượng. Do ảnh hưởng của tập quán chăn nuôi truyền thống, phần lớn người chăn nuôi khu vực nông thôn vẫn duy trì phương thức chăn nuôi thả rông hoặc chuồng trại sơ sài; chất thải trong chăn nuôi thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm.

Hiện nay, đàn bò của tỉnh Bến Tre có trên 180.000 con, lớn nhất trong các tỉnh thành ở ĐBSCL. Chất lượng đàn bò ngày càng được chú trọng với các ưu điểm như: trọng lượng lớn, tốc độ tăng trọng nhanh, tỷ lệ thịt xẻ cao, chất lượng thịt ngon. Có được kết quả này là nhờ công tác thụ tinh nhân tạo được thực hiện thời gian qua tại tỉnh.