Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Gỡ Khó Cho Sản Xuất Thủy Sản

Gỡ Khó Cho Sản Xuất Thủy Sản
Ngày đăng: 07/05/2014

Để đáp ứng nhu cầu điện phục vụ nuôi tôm, ngành điện lực Trà Vinh đã nâng công suất 165 trạm biến áp trong vùng nuôi tôm lên thêm gần 5900 KVA. Tuy nhiên, giải pháp tình thế vẫn chưa cung cấp đủ điện cho nhu cầu hiện nay.

Theo báo cáo của ngành nông nghiệp, từ đầu vụ đến nay, tỉnh Trà Vinh có hơn 32.000 hộ ở bốn huyện vùng nước mặn là Duyên Hải, Cầu Ngang, Châu Thành và Trà Cú thả nuôi các loài thủy sản nước mặn.

Con nuôi chủ lực vẫn là tôm, gần 2,8 tỷ con trên diện tích 35.000ha. Trong đó, tôm sú đã thả nuôi trên 1,2 tỷ con giống; tôm thẻ chân trắng đã thả nuôi trên 1,5 tỷ con giống.

So với cùng kỳ năm 2013 diện tích tôm sú tăng trên 0,3% nhưng với số lượng con tôm giống thả nuôi giảm 3%; tôm thẻ chân trắng trên 10 lần.

Do lượng nuôi tôm thẻ chân trắng tăng đột biến dẫn đến tình trạng thiếu điện phục vụ chạy quạt nước tạo oxy nghiêm trọng vì mật độ thả nuôi tôm chân trắng cao hơn tôm sú gắp 2 - 3 lần.

Để đáp ứng nhu cầu điện phục vụ nuôi tôm khẩn cấp, Sở Công thương và Công ty Điện lực Trà Vinh đã phối hợp nâng công suất 165 trạm biến áp trong vùng nuôi tôm lên thêm gần 5900KVA. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế, vẫn chưa cung cấp đủ điện cho nhu cầu nuôi hiện nay.

Ngành điện cũng đang tiếp tục khảo sát, để lập kế hoạch, hồ sơ công trình sửa chữa, cải tạo và xây dựng mới lưới điện nhằm xử lý quá tải căn bản hơn cho khu vực nuôi tôm của năm 2015.

Ngoài ra, ngành nông nghiệp cần có các giải pháp kỹ thuật đồng bộ hơn nhằm giảm thấp các rủi ro cho nghề nuôi tôm trong tỉnh, như: xây dựng và kiểm soát lịch thời vụ thả giống. Tăng cường công tác quản lý, giám sát, kiểm soát dịch bệnh. Tập trung sản xuất, thuần dưỡng giống đạt tiêu chuẩn quy định đủ cung ứng cho người nuôi.

Đẩy mạnh công tác chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho người nuôi. Công bố, phổ biến rộng rãi nội dung Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; đồng thời rà soát lưới điện vùng đã được quy hoạch nuôi trồng thủy sản đảm bảo đủ nguồn điện phục vụ nuôi trồng thủy sản.

Nhanh chóng nhân rộng mô hình sản xuất tiến tiến, hiệu quả nhằm giảm thiệt hại cho người nuôi, tăng hiệu quả sản xuất thủy sản.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Ngã Năm Làm Giàu Nhờ Sông Nước Nông Dân Ngã Năm Làm Giàu Nhờ Sông Nước

Từ đầu mùa mưa, phòng Kinh tế thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) đã tuyên truyền bà con tích cực triển khai các mô hình nuôi thủy sản nước ngọt, theo đó từ giữa tháng 9 trở lại đây, diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tăng tương đối nhanh gần 2.500 ha, riêng nuôi cá trong vèo chiếm trên 3.000 m2 diện tích mặt nước, tăng hơn gần 800 m2 so với tháng trước.

13/10/2014
Sản Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản Đạt Hơn 25 Nghìn Tấn Sản Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản Đạt Hơn 25 Nghìn Tấn

Toàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 5.425 ha nuôi trồng thủy sản. Mặc dù bị tác động của dịch bệnh, nhưng từ đầu năm đến nay các địa phương đẩy mạnh công tác chăm sóc, phòng trị bệnh cho đàn thủy sản và xây dựng mô hình chăn nuôi thuỷ sản theo hướng trang trại.

13/10/2014
Tín Hiệu Khả Quan Từ Nuôi Cá Tầm Thương Phẩm Tín Hiệu Khả Quan Từ Nuôi Cá Tầm Thương Phẩm

Từ dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình nuôi cá tầm trong lồng trên hồ chứa Vĩnh Sơn C, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai”, tháng 5-2013, Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Kbang cùng 10 hộ dân trên địa bàn huyện đã tiến hành lập dự án, khảo sát thực tế hồ chứa, bố trí lắp đặt 20 ô lồng, mỗi ô rộng 32 m2 và thả 10.000 con cá tầm giống. Đến nay, sự phát triển ổn định của đàn cá cho thấy những tín hiệu khả quan trong việc nuôi cá tầm trên địa bàn huyện.

13/10/2014
Con Tôm “Mắc Cạn” Cuối Vụ Con Tôm “Mắc Cạn” Cuối Vụ

Do tác động từ thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam nhập vào thị trường Mỹ của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) giá tôm nguyên liệu ở ĐBSCL giảm mạnh…

13/10/2014
Mô Hình Chăn Nuôi Trang Trại Nhỏ Ở Nhân Thắng (Bắc Ninh) Mô Hình Chăn Nuôi Trang Trại Nhỏ Ở Nhân Thắng (Bắc Ninh)

Tại xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình (Bắc Ninh), mô hình chăn nuôi gà ta thịt của CCB Cát Văn Kim thôn Ngô Cương với số lượng nuôi 3 nghìn con mỗi lứa cho thu lãi 500 triệu đồng/năm. Diện tích chăn nuôi không lớn nhưng đây được xem là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao và dễ áp dụng cho các hộ chăn nuôi.

13/10/2014