Người Trồng Sả Hốt Bạc Ở Quảng Nam

Trong khi các địa phương khác ở miền Trung thất thu vụ sả do liên tiếp hứng lũ lụt thì tại thôn Lộc Sơn, xã Quế Long (Quế Sơn - Quảng Nam), người dân lại “hốt bạc” vì sả được trồng toàn bộ trên núi.
Lần đầu tiên sau hơn 10 năm trồng sả, người dân “thủ phủ” sả Lộc Sơn trúng đậm vì giá cả bất ngờ tăng vọt. Có mặt tại Lộc Sơn những ngày này, chúng tôi nhận thấy, người dân ai cũng phấn khởi trước một mùa sả “ngọt”, không khí bán mua hết sức nhộn nhịp.
Vác bó sả chắc nịch trên vai, ông Bùi Xuân Năng, người có diện tích trồng sả lớn nhất thôn Lộc Sơn (hơn 7ha), cho biết: “Nếu các năm trước, giá sả dao động từ 2.000 - 6.000 đồng/kg thì nay tăng lên 10.000 đồng/kg. Một ngày tôi cùng vợ thu hoạch được khoảng 1 tạ, kiếm trên dưới 1 triệu đồng”.
Theo người dân thôn Lộc Sơn, muốn đem sả về nhà, đa phần họ nhổ, nhặt sạch rễ, cắt ngắn lá từ rẫy rồi dùng ghe vận chuyển qua hồ Giang; thương lái đến tận nhà thu mua nên không vất vả lắm.
Chị Nguyễn Thị Thanh cho biết: “Cây sả chủ yếu được trồng xen với keo lá tràm; khi keo lá tràm lớn thì thu hoạch được khoảng 2 - 3 mùa sả. Cứ thế chờ đến khi khai thác keo xong lại tiếp tục trồng xen sả vào. Tuy nhiên, cũng có nhiều hộ dùng đất rẫy trồng chuyên loại cây này để không phải trồng lại”.
Về lý do giá sả thời gian qua bất ngờ tăng cao, thương lái Nguyễn Tuấn Anh (quê xã Hương An, huyện Quế Sơn) cho hay: “Do năm qua các vùng trồng sả khác phải liên tiếp hứng chịu bão lũ nên thất thu, duy chỉ có thôn Lộc Sơn là sả được trồng toàn bộ trên núi nên không bị ảnh hưởng. Đó là một lợi thế trời cho để phát triển loại cây gia vị này. Ngoài ra, hiện nhu cầu mua sả làm gia vị tại các chợ, nhà hàng… tăng cao nên khả năng trong thời gian tới, giá sả tiếp tục tăng”.
Theo ông Trần Văn Thi, Trưởng thôn Lộc Sơn, thôn hiện có 102 hộ, gần 100% số hộ tham gia trồng sả. Với địa hình 3/4 là núi, những năm gần đây, sả trở thành cây trồng chủ lực của thôn, cho thu nhập ổn định, giúp nhiều gia đình thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Với kinh nghiệm trồng sả hơn 10 năm, người dân Lộc Sơn cho biết, cây sả dễ trồng, dễ chăm sóc, chịu rét, chịu hạn tốt, thích hợp với mọi loại địa hình (trừ vùng ẩm ướt), thời gian thu hoạch tương đối ngắn và hoàn toàn không có sâu bệnh, cho thu nhập ổn định nên có thể nhân rộng ra trồng ở các vùng khác. Hiện, các thôn lân cận cũng bắt đầu trồng loại cây gia vị này.
Có thể bạn quan tâm

Tính đến nay, diện tích nuôi thủy sản được thu hoạch khoảng 1.003 ha, tăng 6,0% so cùng kỳ, trong đó diện tích nuôi cá tra là 567 ha, tăng 7,0% so cùng kỳ. Sản lượng thủy sản nuôi trồng thu hoạch là 132 ngàn tấn, tăng 6,5%, trong đó sản lượng cá tra 110 ngàn tấn, tăng 3,1% so cùng kỳ.

Gần 1 tháng nay, những người nuôi tôm tại Bến Tre đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do tôm thương phẩm rớt giá, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, diện tích thiệt hại ngày càng tăng.

Trình độ khoa học công nghệ thủy sản chưa thật sự làm chủ công nghệ. Thách thức càng tăng cao khi yêu cầu kháng bệnh, khả năng tăng trưởng và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu ngày một mạnh mẽ.

Theo Trung tâm khuyến nông Quốc gia, năm 2014 xuất khẩu thủy sản đạt 7,92 tỉ USD, riêng giá trị xuất khẩu tôm chạm ngưỡng 4 tỉ USD. Bên cạnh những dấu ấn tự hào này, thì ngành nuôi tôm còn gặp nhiều khó khăn, trong đó rào cản về an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh của các nước nhập khẩu không giảm mà còn có nguy cơ tăng mạnh trong thời gian tới.

Theo Chi cục Thú y thuộc Sở NN&PTNT, thời tiết nắng nóng kéo dài cộng với nguồn tôm giống trước khi thả nuôi không được kiểm dịch chặt chẽ đã làm cho nhiều diện tích tôm nuôi trong tỉnh Bình Định bị dịch bệnh. Theo thống kê, đến nay, toàn tỉnh có 16,04 ha tôm nuôi bị dịch bệnh, trong đó bệnh do vi-rút đốm trắng 1,51 ha, bệnh do môi trường 14,53 ha.