Người Trồng Rau Hà Nội Khó Khăn Sau Bão

Sau bão số 5 và số 6 vừa qua, nhiều diện tích rau ở ngoại thành Hà Nội bị thiệt hại nặng, năng suất giảm mạnh...
Tại huyện Đông Anh, Hà Nội, nhiều diện tích rau cải các loại, rau đay, cà tím, bí xanh…bị thối gốc do mưa kéo dài, trong đó, thiệt hại nhất là rau ăn lá. Trái với khung cảnh bận rộn trước đây, trên đồng rau chỉ lác đác vài nông dân đang làm đất, rắc phân, tạo hàng để chuẩn bị trồng lứa rau mới.
Những cây con đóng trong bầu để la liệt trên bờ ruộng, chuẩn bị trồng thay thế những lứa rau bị hỏng do úng ngập. Anh Nguyễn Xuân Thủy, một nông dân trồng rau ở xã Nam Hồng cho biết, gia đình trồng gần ba sào cải ngọt, cải chíp và cải mơ nhưng do mưa kéo dài nên gần 60% diện tích có nguy cơ bị thối. Mặc dù giá rau bán ra có tăng nhưng thu nhập của nông dân vẫn thấp.
Anh Trần Xuân Thủy cho biết: “Đợt bão vừa qua, rau bị chết 50%, các nhà có rau cải nát hết, nhũn hết, héo hết, nhiều bà con phải cấy lại, cấy bằng phương pháp cấy dặm thôi. Sau bão, bà con phải tiếp tục trồng cho kịp thời vụ”.
Chị Nguyễn Thị Linh, hộ nông dân trồng rau ở xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì cho biết, gia đình có 2 sào rau cải đã đến lứa thu hoạch nhưng bão gây mưa lớn, úng ngập hỏng hơn một nửa. Những ngày qua, gia đình chị tranh thủ xuống đồng chăm sóc những cây còn sống sót, trồng mới những diện tích đã chết với hy vọng vớt vát được phần nào đó.
Để giúp đỡ bà con nhanh chóng ổn định lại sản xuất, các quận huyện trên địa bàn Hà Nội đã tập trung tuyên truyền, hướng dẫn nông dân tiêu úng, chăm sóc những cây trồng còn sống và dọn dẹp ruộng rau bị hư hỏng do ngập nước.
Bà Nguyễn Thị Tuyết Anh, Phó Phòng kinh tế huyện Thanh Trì cho biết: “Sau cơn bão số 6, tình hình sản xuất của bà con cũng bị xáo trộn. Chúng tôi đã hướng dẫn bà con chăm sóc những diện tích lúa, rau sau rút nước, chống đổ; đối với các loại rau thì dọn những cây bị chết do ngập nước và sẽ dọn vệ sinh đồng ruộng, bón phân cho cây phát triển”.
Đến thời điểm này, giá rau xanh tại Hà Nội vẫn đang ở mức cao, có những loại giá cao gấp đôi so với trước đây như rau muống, rau cải, giá đỗ. Không chỉ Hà Nội mà các địa phương lân cận như Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định, Vĩnh Phúc là những nơi cung cấp nguồn rau xanh chủ yếu cho Hà Nội cũng bị thiệt hại lớn do mưa bão.
Vì vậy, chính quyền và ngành chức năng các địa phương cần có những phương án hỗ trợ tích cực giúp người nông dân nhanh chóng khôi phục diện tích rau bị ngập úng, tăng cường sản xuất cây trồng vụ đông, nhất là các loại rau ngắn ngày, bổ sung nhanh nguồn rau xanh đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Có thể bạn quan tâm

Giá thanh long ở ĐBSCL cũng giảm mạnh; hiện chỉ còn 25.000 - 30.000 đồng/kg thanh long ruột đỏ.Giá giảm bởi xuất khẩu sang Trung Quốc đang ì ạch.

Ông Trần Công Bình, Giám đốc Công ty TNHH Tôm giống Châu Phi cho biết: Từ đầu năm đến nay, Công ty xuất ra thị trường khoảng 50 triệu TTCT giống.

Chất phụ gia đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, nó góp phần quan trọng trong việc phát triển bền vững và đem lại những giá trị gia tăng. Tuy nhiên, ở Việt Nam vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức

Sau 2 tuần, kể từ ngày 15/3, Chính phủ triển khai kế hoạch tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo trong vụ lúa ĐX tại các tỉnh vùng ĐBSCL, trên thực tế hoạt động mua bán, tiêu thụ lúa gạo lưu thông từ nông dân qua thương lái và DN khá trôi chảy. Tuy nhiên, mấy ngày cuối tuần qua, ở một số nơi vùng sâu, mua bán lúa gạo có vẻ chậm lại, giá lúa giảm.

Tìm hiểu tường tận tình hình tại cửa khẩu Cốc Nam (Lạng Sơn), chúng tôi thấy không có gì xác thực cho thông tin xoài Trung Quốc “ngậm hóa chất” NK về nước đội lốt xoài Việt Nam mà một số báo đăng tải vài ngày trước.