Người Trồng Lúa Một Bụi Đỏ Ruột Hồng Kêu Cứu

25 xã viên HTX Thành Lợi thuộc xã Ninh Hòa, huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) cùng đứng đơn kiến nghị UBND tỉnh Bạc Liêu can thiệp trong việc mua lúa Một bụi đỏ ruột hồng.
Theo đơn, hiện HTX Thành Lợi còn khoảng 80 tấn lúa Một bụi đỏ ruột hồng, nhưng không thương lái, công ty nào chịu mua. Còn Trại thực nghiệm nông nghiệp của huyện Hồng Dân mua với giá 5.950 đồng/kg, chưa bằng phân nửa giá lúc huyện mua lần đầu trong dân. Năm 2011, được sự chỉ đạo của UBND huyện, HTX Thành Lợi nhận mạ làm giống lúa Một bụi đỏ ruột hồng. UBND huyện cam kết sau khi HTX thu hoạch, huyện sẽ mua hết lúa Một bụi đỏ ruột hồng và hỗ trợ giá cao hơn thị trường 20%.
Sau đó, huyện Hồng Dân thu mua lúa của HTX được 3 lần. Lần đầu mua 2 tấn với giá 13.000 đồng/kg; lần 2 mua 5 tấn, giá 8.000 đồng/kg và lần 3 mua 20 tấn, giá 6.545 đồng/kg. Giá thu mua lúa của huyện Hồng Dân liên tục giảm.
Theo ông Mai Hồng Kỉnh, xã viên HTX Thành Lợi, loại lúa này gạo không hồng như huyện nói, tỷ lệ gạo khi chà quá thấp, bị bạc bụng nhiều, chất lượng cơm không ngon. Do đó, loại gạo Một bụi đỏ ruột hồng ít được ưa chuộng.
Xã viên HTX Thành Lợi phải đi vay tiền ngoài ngân hàng với lãi suất cao để phục vụ sản xuất. Nay huyện mua với giá quá thấp, khiến lúa tồn đọng, đẩy bà con vào cảnh nợ nần, không vốn để tiếp tục sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Dự án “Mô hình tưới nước tiết kiệm cho dân nghèo Nam Trung Bộ tại Ninh Thuận” được Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Tổ chức iDE triển khai thực hiện từ tháng 2-2011. Qua hơn 2 năm thực hiện, mô hình không chỉ giúp người dân giải quyết vấn đề khó khăn về nước sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng mà còn góp phần quan trọng bảo vệ tài nguyên nước, bảo vệ môi trường trên những vùng đất khô cằn.

Cuối tháng 2 vừa qua, Fimex VN đã thu hoạch ao nuôi tôm đầu tiên được 5,6 tấn, vượt so với 4,5 tấn theo kế hoạch. Giá trị sản lượng tôm thu hoạch đạt 600 triệu đồng, lợi nhuận ròng trên 250 triệu đồng.

Với lợi thế là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, ít bị sâu bệnh, đầu ra ổn định nên cây tắc đã được nhiều hộ dân ở xã Tân Thiềng, huyện Chợ Lách lựa chọn làm mũi nhọn phát triển kinh tế gia đình.

Sản lượng cá tra nuôi của cả nước đã giảm mạnh trong 3 tháng đầu năm 2013 gây khó cho doanh nghiệp trong việc thu mua chế biến xuất khẩu.

Ông bộc bạch với chúng tôi: “Ai cũng hè nhau ra rừng phi lao đào ao thả tôm. Vốn liếng chưa thu hồi được bao năm thì tôm thả xuống là chết. Mấy vụ liền như thế nên bà con nản chí, bỏ hồ không”.