Người Trồng Lúa Một Bụi Đỏ Ruột Hồng Kêu Cứu

25 xã viên HTX Thành Lợi thuộc xã Ninh Hòa, huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) cùng đứng đơn kiến nghị UBND tỉnh Bạc Liêu can thiệp trong việc mua lúa Một bụi đỏ ruột hồng.
Theo đơn, hiện HTX Thành Lợi còn khoảng 80 tấn lúa Một bụi đỏ ruột hồng, nhưng không thương lái, công ty nào chịu mua. Còn Trại thực nghiệm nông nghiệp của huyện Hồng Dân mua với giá 5.950 đồng/kg, chưa bằng phân nửa giá lúc huyện mua lần đầu trong dân. Năm 2011, được sự chỉ đạo của UBND huyện, HTX Thành Lợi nhận mạ làm giống lúa Một bụi đỏ ruột hồng. UBND huyện cam kết sau khi HTX thu hoạch, huyện sẽ mua hết lúa Một bụi đỏ ruột hồng và hỗ trợ giá cao hơn thị trường 20%.
Sau đó, huyện Hồng Dân thu mua lúa của HTX được 3 lần. Lần đầu mua 2 tấn với giá 13.000 đồng/kg; lần 2 mua 5 tấn, giá 8.000 đồng/kg và lần 3 mua 20 tấn, giá 6.545 đồng/kg. Giá thu mua lúa của huyện Hồng Dân liên tục giảm.
Theo ông Mai Hồng Kỉnh, xã viên HTX Thành Lợi, loại lúa này gạo không hồng như huyện nói, tỷ lệ gạo khi chà quá thấp, bị bạc bụng nhiều, chất lượng cơm không ngon. Do đó, loại gạo Một bụi đỏ ruột hồng ít được ưa chuộng.
Xã viên HTX Thành Lợi phải đi vay tiền ngoài ngân hàng với lãi suất cao để phục vụ sản xuất. Nay huyện mua với giá quá thấp, khiến lúa tồn đọng, đẩy bà con vào cảnh nợ nần, không vốn để tiếp tục sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Nông sản vào siêu thị, trăm điều khó Bên cạnh những hạn chế của khâu sản xuất, việc các siêu thị đặt ra quá nhiều yêu cầu về chất lượng sản phẩm, giá thành, chi phí... cũng khiến cho doanh nghiệp nản lòng khi đưa nông sản vào siêu thị.

Siêu thị không phải là kênh phân phối duy nhất để nông sản đến tay người tiêu dùng, nhưng đó là cách cần thiết để quảng bá sản phẩm thương hiệu và tạo đầu ra ổn định. Tuy nhiên, đường vào siêu thị của nhiều nông sản Việt hiện nay còn khá truân chuyên.

Bò tót lai sinh trưởng nhanh và khỏe mạnh nếu bảo tồn tốt sẽ là nguồn gen quý hiếm, mở ra hướng đi mới cho ngành chăn nuôi địa phương.

Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã đăng tải nhiều bài viết phản ánh về tình trạng thanh long chính vụ dồn ứ, giá rẻ tại Bình Thuận.

Cà phê trồng một thời gian là chết, đất bỏ hoang, người dân được cho phép bỏ vốn đầu tư; đến khi thu hoạch thì công ty bắt ký hợp đồng nhận khoán…