Người Trồng Lúa Đang Ở Gần Với Ngưỡng Nghèo

Đó là đánh giá của các đại biểu khi tham gia hội thảo “Tương lai ngành lúa gạo VN” diễn ra sáng 11.12 tại Cần Thơ.
Theo TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, nông dân trồng lúa ngày càng đối mặt với nhiều khó khăn do chi tiêu gia đình, đầu tư sản xuất tăng cao, ngược lại thu nhập ngày càng thấp do giá bán thấp, thị trường bấp bênh.
PGS-TS Nguyễn Văn Sánh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu - phát triển ĐBSCL, đưa ra một thực tế rằng nếu tính bình quân diện tích trồng lúa trên đầu người tương ứng với thu nhập từ cây lúa như hiện nay thì nông dân trồng lúa ở gần với ngưỡng nghèo. Trong hệ thống phân phối, chỉ có trên dưới 7% người trồng lúa bán được gạo trực tiếp cho doanh nghiệp, còn lại hạt gạo phải “đội” từ 7 - 8 lớp “cò”. Hơn nữa, nông dân sử dụng “thừa” phân, thuốc làm cho giá thành sản xuất tăng.
Theo phân tích của ông Dương Quốc Xuân, Phó trưởng ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, trong 850 dự án nước ngoài đầu tư vào ĐBSCL năm 2013 với tổng vốn 11 tỉ USD, lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm 6% về số dự án và vốn là 2%. “Những con số trên chứng minh một điều, vùng ĐBSCL vẫn chưa chú trọng đầu tư đúng với tầm vóc. Thật sự nhiều tiềm năng của vùng vẫn chưa được khai thác và phát huy, đời sống người dân vẫn khó khăn”, ông Xuân đánh giá.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/nguoi-trong-lua-dang-o-gan-voi-nguong-ngheo-post136062.html
Có thể bạn quan tâm
Cua đồng bắt đầu có nhiều từ đầu tháng 5 âm lịch đến cuối tháng 10 âm lịch hàng năm. Các vựa hiện nay thu mua cua đồng từ các nông dân đi đặt lọp; các cánh đồng Campuchia về phân loại và bán ra thị trường.

Huyện ủy - UBND huyện Đông Hải (Bạc Liêu) đã có buổi làm việc với Công ty Cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản Cà Mau - chi nhánh Bạc Liêu về việc chuẩn bị khai trương, kế hoạch sản xuất, kinh doanh sau khi chi nhánh đi vào hoạt động.

Trong tháng 8/2015, các doanh nghiệp đã tập trung chế biến được hơn 5.000 tấn thủy sản; trong đó, tôm chiếm hơn 4.900 tấn, còn lại là các loại thủy sản khác như: cá, mực... Cùng với chế biến, các doanh nghiệp cũng tập trung xuất bán từ đầu năm đến nay hơn 32.700 tấn tôm. So với cùng kỳ năm, hoạt động xuất khẩu năm nay gặp nhiều khó khăn do phải cạnh tranh giá bán với nhiều nước xuất khẩu lớn trong khu vực, làm cho lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm.

Ngày 7/9/2015, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng rà soát hành chính lần thứ 9 (POR9) thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam giai đoạn từ 01/2/2013 đến 31/01/2014. Theo đó, mức thuế trung bình 0,91% đã giảm so với kết quả sơ bộ 0,93% công bố hồi tháng 3/2015 và giảm mạnh so với mức thuế 6,37% của kỳ xem xét lần trước POR8.

Để giảm áp lực và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã kiến nghị các đơn vị chức năng cần điều chỉnh giảm lãi suất vay ngắn hạn cho các doanh nghiệp xuống dưới mức trần 7% như hiện nay; tăng hạn mức tín dụng và tăng thời gian cho vay.