Người trồng đương quy có nguy cơ mất trắng

Những ngày này, ông Tẩn Văn Chòi, Tổ trưởng tổ trồng đương quy theo chương trình “Sáng tạo sinh kế” giảm nghèo tại thôn Lâm Sinh đang tất tả ngược xuôi tìm cách cứu chữa những cây đương quy cuối cùng trên nương. Gia đình ông Chòi là một trong những hộ tham gia trồng thử nghiệm cây đương quy với diện tích 0,7 ha.
Theo ông Chòi, nguyên nhân khiến đương quy chết khô là do cây đương quy tại Liêm Phú đưa vào trồng muộn hơn so với mùa vụ gần 3 tháng, đến giai đoạn cần nhiều nước tưới nhất lại gặp nắng hạn nên số cây chết gần hết.
Toàn bộ vốn đầu tư, công trồng chăm sóc của bà con đang đứng trước nguy cơ mất trắng.
Có thể bạn quan tâm

“Chúng tôi được Nhà nước chuẩn bị những điều kiện sinh hoạt và sản xuất khá chu đáo nên dân bản ổn định nhanh và có nhiều điều kiện làm giàu” - anh Lù Văn Chảnh- Trưởng bản Pó Luông, xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã (Sơn La) tâm sự.

Đến với Na Son, một xã vùng cao của huyện Điện Biên Đông (Điện Biên) vào thời điểm này, ngoài những món ăn truyền thống như: Cá nướng (Pa pỉnh tộp), rêu suối, măng rừng, thịt khô… du khách sẽ được thưởng thức những món rau được hấp, đồ, nướng, luộc… với lời giới thiệu đầy tự hào: "Rau sạch đấy. Rau dân bản trồng, không có thuốc sâu, phân đạm gì đâu".

Superworm là loài côn trùng ăn tạp, phàm ăn, chưa có tên trong danh sách vật nuôi và có nguy cơ gây hại đến SX nông nghiệp... Việc nhân nuôi, vận chuyển và phóng thích sâu Superworm là vi phạm pháp luật (theo điều 7 Pháp lệnh Bảo vệ & kiểm dịch thực vật).

Sau 9 tháng, 2.000 con cá trắm đen nuôi, trên diện tích 5.000m2 của ông Đức Văn Khiêm (xã Nam Cường, huyện Tiền Hải, Thái Bình) đã cho lãi 227 triệu đồng, hiệu quả cao gấp 3 - 4 lần so với nuôi cá nước ngọt truyền thống. Đây là mô hình điểm nuôi cá trắm đen thương phẩm tại vùng chuyển đổi nuôi cá của xã, cần được nhân rộng.

Hiện đang là thời điểm chính vụ thu hoạch mận cơm ở Lạng Sơn. Năm nay, do thời tiết thuận lợi nên mận cơm được mùa, giá bán cao hơn từ 3.000 – 5.000đ/kg so với năm ngoái.