Người trồng đương quy có nguy cơ mất trắng

Những ngày này, ông Tẩn Văn Chòi, Tổ trưởng tổ trồng đương quy theo chương trình “Sáng tạo sinh kế” giảm nghèo tại thôn Lâm Sinh đang tất tả ngược xuôi tìm cách cứu chữa những cây đương quy cuối cùng trên nương. Gia đình ông Chòi là một trong những hộ tham gia trồng thử nghiệm cây đương quy với diện tích 0,7 ha.
Theo ông Chòi, nguyên nhân khiến đương quy chết khô là do cây đương quy tại Liêm Phú đưa vào trồng muộn hơn so với mùa vụ gần 3 tháng, đến giai đoạn cần nhiều nước tưới nhất lại gặp nắng hạn nên số cây chết gần hết.
Toàn bộ vốn đầu tư, công trồng chăm sóc của bà con đang đứng trước nguy cơ mất trắng.
Có thể bạn quan tâm

Xác định cây chuối là cây chủ lực trong sản xuất nông nghiệp nên những năm gần đây diện tích trồng chuối ở xã Tân Long (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) tăng lên rất nhanh. Cuối năm 2012, toàn xã trồng được 1.000 ha thì đến những tháng đầu năm 2013 nhân dân đã trồng mới thêm 62 ha, nâng tổng diện tích cây chuối trên địa bàn lên 1.062 ha.

Để giúp nông dân từng bước vươn lên làm giàu, đồng thời thay thế bằng những giống mướp đắng mới cho năng suất sản lượng cao, vụ hè thu năm 2012 Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Vĩnh Phúc đã phối hợp với Công ty giống cây trồng Mosanto - Việt Nam xây dựng thành công mô hình trồng cây mướp đắng lai F1 mới CN0244.

Phòng Kinh tế huyện Thanh Trì (Hà Nội) vừa triển khai thí điểm mô hình nuôi gà Ai Cập siêu trứng tại xã Tả Thanh Oai. Đây là giống gà siêu trứng có nhiều ưu điểm như dễ chăm sóc, tốn ít thức ăn, chất lượng trứng cao. Mô hình này đang mở ra triển vọng làm giàu cho người nông dân trên địa bàn.

Bổ sung nguồn lợi thủy sản ở vùng đầm phá, tạo sinh kế cho bà con ngư dân, Chi hội nghề cá Hà Giang (xã Vinh Hà, huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế) vừa tự nguyện góp tiền thả 3 tạ cá dìa, kích cỡ 2cm ra đầm phá.

Ông Đinh Như Trực (58 tuổi), ở thôn Di Tây, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, là người đầu tiên ở Thừa Thiên - Huế nuôi ếch trong lồng lưới.