Người Trồng Dừa Miền Tây Kiếm Bộn Tiền Ăn Tết

Giá dừa ở các tỉnh ĐBSCL gần đây tăng vọt giúp các nhà vườn trồng dừa vui vì có thêm khoản thu nhập đón Tết
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bến Tre, giá dừa trái tại tỉnh này dao động từ 65.000 đồng đến 80.000 đồng/chục/12 trái. Dừa uống nước có giá từ 40.000 - 45.000đồng/chục. Dừa xiêm xanh giá 50.000 - 55.000 đồng/chục, tăng gần gấp đôi so với thời điểm rớt giá mạnh năm 2014.
Như vậy, bình quân một trăm dừa (120 trái), những tháng trước đây bà con nông dân chỉ bán được khoảng 600.000 đồng, nay tăng thêm 150.000 đồng.
Theo lý giải của nhà vườn trồng dừa, giá dừa trái nguyên liệu tăng là do nhu cầu chế biến các mặt hàng bánh kẹo và những sản phẩm xuất khẩu cuối năm tăng cao. Với những vườn dừa được đầu tư chăm sóc tốt, người trồng sẽ có khoản thu nhập trên 10 triệu đồng/ha/tháng từ việc bán dừa.
Ngoài thị trường tiêu thụ chủ lực tại TP HCM, dừa miền Tây (đặc biệt là dừa Xiêm xanh) gần đây còn được đóng hàng chở ra các tỉnh miền Đông và miền Trung tiêu thụ với số lượng khá lớn.
Trước đó, vào cao điểm mùa mưa năm 2014, dừa tươi ở các tỉnh miền Tây rớt giá thê thảm, chỉ còn khoảng 30.000 đồng/chục, nhiều chủ vườn dừa không bán được phải bỏ cho trái héo khô trên cây.
Có thể bạn quan tâm

Hồ tiêu Việt Nam chiếm 30% sản lượng và hơn 50% thị phần giao dịch toàn cầu, điều quan trọng hơn là vai trò và vị trí ngành hồ tiêu Việt Nam từng bước được nâng cao khi các nước bắt đầu lấy giá bán của Việt Nam để tham khảo. Mới đây, Hiệp hội Hồ tiêu thế giới - IPC đề nghị chuyển trụ sở từ Indonesia, quốc gia có lượng hồ tiêu nhiều nhất trước đây, sang Việt Nam.

Cho vay vốn để mua bò chăn nuôi là mô hình không mới nhưng cách làm mới ở Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội Đức Linh (Bình Thuận) là để dân tự chọn bò trước rồi giải ngân là cách làm hay giúp dân thoát nghèo bền vững…

Những năm gần đây, nhiều người ở huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) đã triển khai thành công mô hình nuôi chim bồ câu theo hướng công nghiệp - đầu tư ít mà nhanh thu hồi vốn. Tuy nhiên, mô hình này cũng đang đứng trước không ít khó khăn về vấn đề tiêu thụ.

Trong đó: 2.916ha ngô; 1.510ha lúa nương; 591,9ha sắn; còn lại những loại cây trồng khác. Vụ đông xuân năm nay ở Mường Chà được mùa là động lực để bà con nông dân tích cực làm cỏ đợt 1 và phun thuốc phòng trừ sâu bệnh cho các loại cây trồng trên nương.

Chiều 2-6, Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đến thời điểm này, đã có hơn 56ha tôm bị dịch bệnh, chủ yếu là bệnh đốm trắng do virus gây nên, chiếm khoảng 10% diện tích hồ nuôi. Dịch bệnh xảy ra nhiều nhất ở huyện Tư Nghĩa với trên 30ha, huyện Bình Sơn gần 10ha. Tại Bình Định, theo cơ quan chuyên môn, cũng đã có hơn 70ha mặt nước nuôi tôm bị dịch bệnh phải thu hoạch sớm…