Người Trồng Dưa Hấu Thấp Thỏm Chờ Giá

Theo nhà nông, vào thời điểm này năm 2013, các thương lái đã tìm đến tận ruộng để đặt cọc mua hàng, nhưng năm nay, cây dưa gần đến kỳ thu hoạch mà người trồng dưa vẫn chưa có thông tin gì về đầu ra, giá cả.
Ruộng dưa hơn 2.000m2 của anh Nguyễn Văn Cường, huyện Đại Lộc (Quảng Nam) đang chờ ngày thu hoạch. Một khi dưa thu hoạch rộ thì cần phải xuất bán hàng loạt, do vậy những người trồng dưa như anh Cường luôn phụ thuộc vào thương lái.
Thế nhưng, đến giờ này vẫn chưa có thương lái nào tìm đến ruộng dưa của anh để ngã giá, đặt cọc. Sự vắng vẻ này làm cho những người trồng dưa như anh lo lắng.
Sau vụ dưa hấu đầu năm 2013, với giá dao động chỉ vài trăm đến một ngàn đồng/kg nên năm nay, nhiều nông dân đã chuyển sang trồng các loại cây khác. Diện tích không tăng, sản lượng không nhiều, nhưng người trồng dưa vẫn chưa thể tự tin về đầu ra sản phẩm của mình.
Họ chỉ biết sản xuất, còn yếu tố thị trường hoàn toàn phụ thuộc vào thương lái. Do vậy những thói quen thông thường của mọi năm như sau khi thu hoạch, các lái buôn đến tận nhà cân bán, có lúc chưa thu hoạch mà số lượng dưa đã được đăng ký hết, người dân chỉ việc nghỉ ngơi chuẩn bị cho một vụ dưa tiếp thì giờ đã bị thay đổi và trở thành nỗi lo của họ.
Còn gần một tháng nữa để người trồng dưa hy vọng vào những thay đổi của thị trường và thương lái. Nhưng qua câu chuyện này, một lần nữa cho thấy, người nông dân vẫn bế tắc về đầu ra sản phẩm. Tìm câu trả lời cho câu hỏi: trồng cây gì, bán cho ai, bán bao nhiêu vẫn mãi là ẩn số đối với họ.
Có thể bạn quan tâm

Sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA) của các tổ chức quốc tế, tỉnh ta đã thực hiện dự án đa dạng hóa nông nghiệp-một trong những dự án chuyển đổi sản xuất cho nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc. Năm 2002, 42 hộ gia đình dân tộc Bahnar của làng Mrăh (xã Kdang, huyện Đak Đoa) được hỗ trợ cho vay vốn, cung cấp giống và hướng dẫn kỹ thuật trồng cây cao su. Đến nay toàn bộ 88 ha vườn cây đã thu hoạch được 4 năm, đem lại nhiều đổi thay trong đời sống của dân làng.

Mường Ảng là 1 trong 4 huyện được thụ hưởng Nghị quyết 30a của Chính phủ với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững. Cơ cấu kinh tế của huyện chủ yếu là nông - lâm nghiệp, với khoảng 90% lao động nông nghiệp.

Tại xã Phú Sơn (Chợ Lách - Bến Tre), phong trào làm cây giống phát triển gần 10 năm nay, với 2 loại cây chủ lực là mít và xoài. Nhờ sản xuất cây giống, không ít hộ vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Ngày 20.6, ông Nguyễn Đình Xuân – cán bộ khuyến ngư xã Nhơn Lý, TP. Quy Nhơn (Bình Đinh) cho biết: Hơn một tuần qua, tôm hùm giống xuất hiện nhiều tại vùng biển ven bờ ở Nhơn Lý, thuyền của ngư dân chuyên làm mành tôm tập trung khai thác, một đêm mỗi thuyền khai thác được từ 30 – 100 con tôm hùm giống.

Dừa xiêm lùn là loại cây trồng thích nghi với nhiều vùng đất, có sức sinh trưởng và phát triển mạnh, chống chịu với sâu bệnh tốt, ngoài ra còn tạo cảnh quang, bảo vệ môi trường, che chắn gió bão,... Ngoài ra, dừa hiện nay được xem là loại cây ăn quả có nhiều tiềm năng và triển vọng, đem lại hiệu quả kinh tế cao và lợi ích xã hội.