Người Trồng Dưa Hấu Thấp Thỏm Chờ Giá

Theo nhà nông, vào thời điểm này năm 2013, các thương lái đã tìm đến tận ruộng để đặt cọc mua hàng, nhưng năm nay, cây dưa gần đến kỳ thu hoạch mà người trồng dưa vẫn chưa có thông tin gì về đầu ra, giá cả.
Ruộng dưa hơn 2.000m2 của anh Nguyễn Văn Cường, huyện Đại Lộc (Quảng Nam) đang chờ ngày thu hoạch. Một khi dưa thu hoạch rộ thì cần phải xuất bán hàng loạt, do vậy những người trồng dưa như anh Cường luôn phụ thuộc vào thương lái.
Thế nhưng, đến giờ này vẫn chưa có thương lái nào tìm đến ruộng dưa của anh để ngã giá, đặt cọc. Sự vắng vẻ này làm cho những người trồng dưa như anh lo lắng.
Sau vụ dưa hấu đầu năm 2013, với giá dao động chỉ vài trăm đến một ngàn đồng/kg nên năm nay, nhiều nông dân đã chuyển sang trồng các loại cây khác. Diện tích không tăng, sản lượng không nhiều, nhưng người trồng dưa vẫn chưa thể tự tin về đầu ra sản phẩm của mình.
Họ chỉ biết sản xuất, còn yếu tố thị trường hoàn toàn phụ thuộc vào thương lái. Do vậy những thói quen thông thường của mọi năm như sau khi thu hoạch, các lái buôn đến tận nhà cân bán, có lúc chưa thu hoạch mà số lượng dưa đã được đăng ký hết, người dân chỉ việc nghỉ ngơi chuẩn bị cho một vụ dưa tiếp thì giờ đã bị thay đổi và trở thành nỗi lo của họ.
Còn gần một tháng nữa để người trồng dưa hy vọng vào những thay đổi của thị trường và thương lái. Nhưng qua câu chuyện này, một lần nữa cho thấy, người nông dân vẫn bế tắc về đầu ra sản phẩm. Tìm câu trả lời cho câu hỏi: trồng cây gì, bán cho ai, bán bao nhiêu vẫn mãi là ẩn số đối với họ.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù đã trải qua 5 năm khảo nghiệm nhưng cây trồng biến đổi gen (bắp) vẫn chưa thể rời các vườn thí nghiệm để ra đồng ruộng với nông dân.

Những năm qua, ngành chăn nuôi của tỉnh đã có nhiều chuyển biến rõ nét, nhưng thực tế cho thấy do dịch bệnh thường xuyên bùng phát, chi phí đầu tư lớn, giá bán sản phẩm không ổn định nên lĩnh vực này phát triển thiếu bền vững. Thời gian tới, muốn tạo ra bước đột phá thì đòi hỏi phải thực thi đồng bộ nhiều giải pháp…

Sau nhiều lần thất bại dẫn đến trắng tay với nghề kinh doanh bất động sản, bà Phạm Thị Thu Cúc đã trải qua nhiều nghề cũng như bao thăng trầm trong cuộc sống, cuối cùng khi đến thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương bà đã tìm cho mình hướng đi riêng, đó là trồng rau thơm Tây, hiện mỗi năm bà thu về hơn 1 tỷ đồng.

Miệt mài đưa nông sản của nhà nông qua chế biến “made-in Quảng Ngãi” đi đến nhiều nước, những doanh nghiệp xuất khẩu của tỉnh không ngừng đầu tư để nâng cao chuỗi giá trị của hàng nông sản. Đây là những doanh nghiệp xuất khẩu uy tín, vừa được Bộ Công thương bình chọn.

Lê Trà Lĩnh được các cơ quan chức năng của tỉnh đánh giá có hàm lượng đường dinh dưỡng cao nhất so với các giống lê trong tỉnh. Cây lê được nhân dân huyện Trà Lĩnh trồng từ rất lâu đời, nhưng trải qua thời gian, cây lê gần như bị mai một, chỉ còn rải rác ở một số ít địa phương trong huyện.