Người Trồng Đu Đủ Cảnh Ở Huế

Về thôn Ngọc Anh (xã Phú Thượng, huyện Phú Vang) tôi bất ngờ khi chính mắt mình trông thấy những cây đu đủ nặng trĩu quả được trồng trong chậu xi măng. Chủ vườn chậu đu đủ cảnh là anh Võ Đắc Nghĩa (35 tuổi).
Cứ đến dịp Tết, nhu cầu cây cảnh có quả chưng trong ngày Tết rất lớn. Tâm lý người tiêu dùng luôn mong một năm mới đầy đủ, sung túc anh Nghĩa đã triển khai phương pháp trồng đu đủ trong chậu.
Nhìn chậu vườn đu đủ cảnh đang phát triển tốt với quả đang ra dày đặc, anh Nghĩa cho biết; Phong trào trồng đu đủ cảnh chưng Tết xuất hiện ở miền Nam từ lâu, giúp nông dân các tỉnh thu lại lợi nhuận cao, mà chưa thấy ở Huế nên tôi học hỏi trồng thử. Mùa Tết năm nay, đu đủ cảnh mang thương hiệu Huế sẽ đến với những người có nhu cầu...
Để có những chậu đu đủ cảnh phát triển tốt và ra quả như thế này, ngay từ tháng 5 anh phải đi mua giống đu đủ Thái Lan về gieo quanh vườn, sau đó đưa từng cây vào các chậu có đầy đủ phân chuồng và đất thịt. Ban đầu cây lớn nhanh, phát triển rất tốt, nhưng hai tháng trở lại đây, thời tiết ở Huế mưa nhiều nên nhiều chậu đu đủ cảnh bị ngập úng, cây chết do thối rễ. Để chống ngập úng anh mua bao ni lông về che đậy lại các chậu không cho nước mưa ngập. Hiện nay, vườn đu đủ 100 chậu đang trong thời kì cho ra quả và có thể bán đúng dịp Tết Ất Mùi sắp tới.
Theo anh Nghĩa thì chậu đu đủ cảnh được xem là đẹp và chưng trong ngày Tết thì cây phải trĩu quả và có quả chín cùng với dáng cây đẹp thì sẽ được bán với giá cao hơn. Một chậu đu đủ cảnh sẽ được anh bán với giá 1 triệu đồng. “Tết chưa đến nhưng hiện nay 10 cặp chậu đu đủ cảnh đã có khách đặt mua, một số khách muốn mua bây giờ nhưng anh chưa bán. Thời tiết như thế này nếu chăm sóc kỹ thì đu đủ sẽ bắt đầu chín vàng đúng dịp Tết và sẽ bán được giá cao”, anh Nghĩa phấn khởi cho biết thêm.
Nếu năm nay thành công, sang năm anh sẽ tính toán trồng với số lượng lớn hơn đáp ứng nhu cầu của người dân trong dịp Tết... Bên cạnh trồng đu đủ cảnh bán vào dịp tết sắp tới, anh Nghĩa cũng tận dụng mảnh vườn gia đình để trồng 100 gốc ổi và các chậu ớt cảnh.
Có thể bạn quan tâm

Theo một quan chức Chính phủ Philippines, chính phủ nước này vừa quyết định sẽ nhập thêm 200 tấn gạo của Việt Nam nhằm ổn định nguồn hàng dự trữ của Cơ quan lương thực quốc gia (NFA).

Ngày 21/8/2014, tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Ninh tổ chức Hội thảo xác định nguyên nhân gây chết trên ngao, tu hài nuôi và giải pháp khôi phục nghề nuôi.

Nắng nóng kéo dài hơn một tháng qua không chỉ gây thiệt hại cho cây lúa, hoa màu mà còn khiến nhiều diện tích cây ăn quả trên địa bàn Tiên Phước có nguy cơ bị thất thu.

Mô hình tôm - lúa ở huyện Thới Bình (Cà Mau) một năm chia ra 2 vụ. Từ đầu năm đến khoảng tháng 7 âm lịch, các hộ dân sẽ lấy nguồn nước mặn để nuôi tôm. Sau đó đưa nước ngọt vào và tận dụng nguồn nước mưa để rửa mặn, làm vụ lúa kết hợp nuôi tôm từ cuối tháng 7 âm lịch đến cuối năm.

Chị Lê Thị Hân, ở ấp 1, xã Vĩnh Thuận Tây (Vị Thủy, Hậu Giang) nuôi cá rô đầu vuông gần 10 năm cho biết: “Những năm trước đây, tôi nuôi 8 ao cá với diện tích trên 10.000 m2 mặt nước, thu hoạch gần 100 tấn, nhưng nay vì thua lỗ nên chỉ nuôi 2 ao, với sản lượng thu hoạch khoảng 30 tấn”.