Người Trồng Đu Đủ Cảnh Ở Huế

Về thôn Ngọc Anh (xã Phú Thượng, huyện Phú Vang) tôi bất ngờ khi chính mắt mình trông thấy những cây đu đủ nặng trĩu quả được trồng trong chậu xi măng. Chủ vườn chậu đu đủ cảnh là anh Võ Đắc Nghĩa (35 tuổi).
Cứ đến dịp Tết, nhu cầu cây cảnh có quả chưng trong ngày Tết rất lớn. Tâm lý người tiêu dùng luôn mong một năm mới đầy đủ, sung túc anh Nghĩa đã triển khai phương pháp trồng đu đủ trong chậu.
Nhìn chậu vườn đu đủ cảnh đang phát triển tốt với quả đang ra dày đặc, anh Nghĩa cho biết; Phong trào trồng đu đủ cảnh chưng Tết xuất hiện ở miền Nam từ lâu, giúp nông dân các tỉnh thu lại lợi nhuận cao, mà chưa thấy ở Huế nên tôi học hỏi trồng thử. Mùa Tết năm nay, đu đủ cảnh mang thương hiệu Huế sẽ đến với những người có nhu cầu...
Để có những chậu đu đủ cảnh phát triển tốt và ra quả như thế này, ngay từ tháng 5 anh phải đi mua giống đu đủ Thái Lan về gieo quanh vườn, sau đó đưa từng cây vào các chậu có đầy đủ phân chuồng và đất thịt. Ban đầu cây lớn nhanh, phát triển rất tốt, nhưng hai tháng trở lại đây, thời tiết ở Huế mưa nhiều nên nhiều chậu đu đủ cảnh bị ngập úng, cây chết do thối rễ. Để chống ngập úng anh mua bao ni lông về che đậy lại các chậu không cho nước mưa ngập. Hiện nay, vườn đu đủ 100 chậu đang trong thời kì cho ra quả và có thể bán đúng dịp Tết Ất Mùi sắp tới.
Theo anh Nghĩa thì chậu đu đủ cảnh được xem là đẹp và chưng trong ngày Tết thì cây phải trĩu quả và có quả chín cùng với dáng cây đẹp thì sẽ được bán với giá cao hơn. Một chậu đu đủ cảnh sẽ được anh bán với giá 1 triệu đồng. “Tết chưa đến nhưng hiện nay 10 cặp chậu đu đủ cảnh đã có khách đặt mua, một số khách muốn mua bây giờ nhưng anh chưa bán. Thời tiết như thế này nếu chăm sóc kỹ thì đu đủ sẽ bắt đầu chín vàng đúng dịp Tết và sẽ bán được giá cao”, anh Nghĩa phấn khởi cho biết thêm.
Nếu năm nay thành công, sang năm anh sẽ tính toán trồng với số lượng lớn hơn đáp ứng nhu cầu của người dân trong dịp Tết... Bên cạnh trồng đu đủ cảnh bán vào dịp tết sắp tới, anh Nghĩa cũng tận dụng mảnh vườn gia đình để trồng 100 gốc ổi và các chậu ớt cảnh.
Có thể bạn quan tâm

Lý giải việc cam đầu mùa được giá, ông Hoàng Văn Khủ (bản Pá Han, xã Phù Lưu) cho biết, vì năm nay có tháng nhuận nên cam chín sớm, bắt đầu bán từ tháng 9. Trong khi đó, năm ngoái cam bắt đầu có từ tháng 10. Ông Khủ hạch toán, với sản lượng trên 40 tấn, chắc vườn cam của gia đình ông sẽ thu về được trên 300 triệu đồng.

Định hướng đến năm 2030, khi VN trở thành một nước công nghiệp phát triển, nhu cầu sữa sẽ tương đương với các nước phát triển hiện nay, khoảng 70 lít/người/năm. Khi đó, nếu tạm tính dân số 100 triệu người, nếu VN tự SX sữa đáp ứng được 60-70% nhu cầu trong nước đã là rất thành công.

Thêm vào đó, hai trận bão số 4 và số 5 liên tiếp vừa qua, tại một số nơi, đặc biệt là Gia Lai, mưa do ảnh hưởng của bão đã kích hoa của vụ sau ra sớm, đây là đợt hoa “lãng phí” không sinh trái sau này, khiến sản lượng vụ này giảm và khả năng niên vụ tới 2015/16 mất mùa càng lớn.

“Chúng ta có lợi thế như vậy, đòi hỏi của thế giới cũng như vậy, cách nhìn thế giới thay đổi, không có lý gì mà nông nghiệp không trở thành một lĩnh vực Việt Nam phát triển, tạo giá trị gia tăng cao hơn và như chúng tôi đã nói không phải đi theo, tiến kịp thế giới mà có thể đi cùng thế giới và thậm chí nông nghiệp Việt Nam còn là hình mẫu” – TS.Thành chia sẻ.

Không chỉ vậy, nghề đi mót cà phê còn mang lại không ít phiền toái cho người dân. Bởi chủ vườn đang phải đề phòng nạn trộm cắp cà phê, gây ảnh hưởng không nhỏ tới an ninh trật tự tại địa phương. Do vậy nhiều chủ vườn cà phê hoài nghi, đề phòng chính những người này.