Người Trồng Đậu Phộng Kêu Trời Vì Giá Thấp

Vụ Đông Xuân 2013 – 2014 này, hầu hết nông dân trồng đậu phộng ở Tây Ninh đều “kêu trời” vì giá đậu quá thấp.
Theo nhiều nông dân, đầu vụ thu hoạch này, giá đậu (phơi khô nguyên vỏ) bán được trên 20.000 đồng/kg. Với giá này và năng suất tương đối khá – khoảng 3 tấn/ha, nông dân có lãi khoảng 10 triệu đồng/ha. Còn nếu năng suất dưới 2,5 tấn/ha, nông dân có lãi ít hoặc huề vốn.
Tuy nhiên, vào giữa vụ thu hoạch thì đậu lại rớt giá thê thảm, hiện chỉ còn 13.000 – 15.000 đồng/kg. “So với các loại cây trồng khác, đậu phộng rất nặng vốn đầu tư, từ khâu làm đất, bón phân lót, tiền thuê nhân công trỉa đậu, tiền phun thuốc trừ cỏ, tiền thuê nhân công làm cỏ, bón phân….
Vụ này, đậu giống khá mắc, hầu hết nông dân phải mua với giá 30.000 đồng/kg. Chi phí nhiều vậy mà thu hoạch rồi bán với giá không đầy 15 ngàn đồng mỗi ký đậu thì nông dân chỉ từ huề tới lỗ vốn mà thôi”, anh Tư Nghĩa – một nông dân trồng đậu ở xã Hưng Thuận (huyện Trảng Bàng) nói.
Đậu phộng cũng là loại cây trồng tốn nhiều chi phí nhân công khi thu hoạch bởi vừa tốn công nhổ vừa phải tốn công hái (lặt) đậu. Hiện giá thuê nhân công nhổ đậu trong 4 giờ là 100.000 đồng/người; giá thuê nhân công lặt đậu là từ 20.000 – 22.000 đồng/giạ.
Do đó, với mức giá bán hiện nay, nếu năng suất đậu được từ 3 tấn/ha trở lên, nông dân có khả năng huề vốn. Còn năng suất thấp hơn thì khó tránh khỏi lỗ.
Theo Sở NN&PTNT Tây Ninh, kế hoạch năm 2014, Tây Ninh dự kiến trồng 15.000 ha đậu phộng, năng suất 32 tạ/ha, sản lượng 48.000 tấn. Tuy nhiên, nếu Nhà nước không có chính sách hỗ trợ nông dân trồng đậu về giá tiêu thụ thì khó mà đạt được kế hoạch trên.
Theo Cục Thống kê, diện tích cây đậu phộng từ năm 2005 đến 2011 liên tục giảm, từ 23.436 ha xuống còn 12.031 ha.
Trong các năm 2012, 2013, diện tích cây đậu phộng lại liên tiếp giảm do giá cả thiếu ổn định, hiệu quả kinh tế kém hơn một số cây trồng khác.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, tận dụng tiềm năng, lợi thế đất đai; nhiều hộ gia đình ở xã Quảng Nguyên (Xín Mần) đã mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình chăn nuôi gia súc theo hướng sản xuất hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân.

Trước tình hình trên, UBND huyện Lục Nam đang chỉ đạo UBND xã Yên Sơn khuyến cáo nông dân khẩn trương thu hoạch với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”; tích cực diệt chuột, bảo vệ mùa màng tránh ảnh hưởng đến vụ sau; đồng thời cử cơ quan chuyên môn thường xuyên tuyên truyền, tập huấn nông dân các biện pháp phòng trừ hiệu quả.

Anh Dũng, một nông dân ở thị trấn Ma Lâm (Hàm Thuận Bắc) có hơn 1 ngàn trụ thanh long sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP tâm sự: Trồng thanh long theo tiêu chuẩn này chi phí sản xuất giảm rất nhiều, vì ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và lượng phân bón, thanh long ít bị bệnh và năng suất ổn định hơn...

Thu hoạch sau ông Tích để chờ giá lên, ông Phạm Văn Quắn ở xã Mỹ Long Nam cho biết vài ngày gần đây giá tôm tăng nhưng rất chậm và thấp hơn rất nhiều so với đầu vụ. Tại Trà Vinh, tôm loại 100 con giá 97.000 đồng một kg, loại 75 con giá 115.000 đồng và 50 con giá 124.000 đồng, giảm 30.000-60.000 đồng một kg so với cùng kỳ năm trước.

Số thuyền công suất nhỏ (dưới 30 CV) giảm 174 chiếc so cuối năm 2013. Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản được duy trì thường xuyên, từ đầu năm đến nay đã xử lý 544 vụ vi phạm, giảm 43,6% so cùng kỳ. Khai thác hải sản xa bờ gắn với dịch vụ hậu cần nghề cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển được đẩy mạnh.