Người Trồng Đậu Phộng Kêu Trời Vì Giá Thấp

Vụ Đông Xuân 2013 – 2014 này, hầu hết nông dân trồng đậu phộng ở Tây Ninh đều “kêu trời” vì giá đậu quá thấp.
Theo nhiều nông dân, đầu vụ thu hoạch này, giá đậu (phơi khô nguyên vỏ) bán được trên 20.000 đồng/kg. Với giá này và năng suất tương đối khá – khoảng 3 tấn/ha, nông dân có lãi khoảng 10 triệu đồng/ha. Còn nếu năng suất dưới 2,5 tấn/ha, nông dân có lãi ít hoặc huề vốn.
Tuy nhiên, vào giữa vụ thu hoạch thì đậu lại rớt giá thê thảm, hiện chỉ còn 13.000 – 15.000 đồng/kg. “So với các loại cây trồng khác, đậu phộng rất nặng vốn đầu tư, từ khâu làm đất, bón phân lót, tiền thuê nhân công trỉa đậu, tiền phun thuốc trừ cỏ, tiền thuê nhân công làm cỏ, bón phân….
Vụ này, đậu giống khá mắc, hầu hết nông dân phải mua với giá 30.000 đồng/kg. Chi phí nhiều vậy mà thu hoạch rồi bán với giá không đầy 15 ngàn đồng mỗi ký đậu thì nông dân chỉ từ huề tới lỗ vốn mà thôi”, anh Tư Nghĩa – một nông dân trồng đậu ở xã Hưng Thuận (huyện Trảng Bàng) nói.
Đậu phộng cũng là loại cây trồng tốn nhiều chi phí nhân công khi thu hoạch bởi vừa tốn công nhổ vừa phải tốn công hái (lặt) đậu. Hiện giá thuê nhân công nhổ đậu trong 4 giờ là 100.000 đồng/người; giá thuê nhân công lặt đậu là từ 20.000 – 22.000 đồng/giạ.
Do đó, với mức giá bán hiện nay, nếu năng suất đậu được từ 3 tấn/ha trở lên, nông dân có khả năng huề vốn. Còn năng suất thấp hơn thì khó tránh khỏi lỗ.
Theo Sở NN&PTNT Tây Ninh, kế hoạch năm 2014, Tây Ninh dự kiến trồng 15.000 ha đậu phộng, năng suất 32 tạ/ha, sản lượng 48.000 tấn. Tuy nhiên, nếu Nhà nước không có chính sách hỗ trợ nông dân trồng đậu về giá tiêu thụ thì khó mà đạt được kế hoạch trên.
Theo Cục Thống kê, diện tích cây đậu phộng từ năm 2005 đến 2011 liên tục giảm, từ 23.436 ha xuống còn 12.031 ha.
Trong các năm 2012, 2013, diện tích cây đậu phộng lại liên tiếp giảm do giá cả thiếu ổn định, hiệu quả kinh tế kém hơn một số cây trồng khác.
Có thể bạn quan tâm

Trong đó lúa hơn 52 nghìn ha, còn lại là lạc, khoai lang, ngô và một số cây màu khác. Riêng lúa trà xuân muộn chiếm 92% tổng diện tích còn lại là chiêm dầm và xuân sớm. Thời gian cấy trà chiêm dầm, xuân sớm từ 20-1 đến 5-2-2015; trà xuân muộn gieo mạ từ 25-1 đến 10-2, cấy từ ngày 1 đến 28-2.

Nông nghiệp là ngành mũi nhọn trong cơ cấu sản xuất của tỉnh Bắc Giang, đã có nhiều vùng sản xuất chuyên canh, tuân thủ quy trình an toàn, bảo đảm chất lượng nhưng khâu tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa đã phần nào giúp nông dân khắc phục tình trạng này.

Nói về kỹ thuật, ông Bằng chia sẻ: “Cây củ đậu dễ trồng. Khâu quan trọng nhất là phải làm luống, luống được làm hai lần: lần 1 (luống sơ bộ), lần 2 (luống hoàn chỉnh). Luống sơ bộ cách nhau khoảng 40 cm. Luống hoàn chỉnh, làm cách nhau khoảng 60 – 70 cm.

Vụ đông năm nay, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang) phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Dũng xây dựng mô hình 10 ha rau an toàn tại xã Cảnh Thụy.

Với chủ đề “Thúc đẩy công nghiệp chế biến nông sản: Cơ hội và thách thức”, Hội nghị thông tin đến cộng đồng các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế và doanh nghiệp về định hướng phát triển, ưu tiên và môi trường đầu tư vào công nghiệp chế biến nông sản của Chính phủ.