Người Trồng Đậu Phộng Kêu Trời Vì Giá Thấp

Vụ Đông Xuân 2013 – 2014 này, hầu hết nông dân trồng đậu phộng ở Tây Ninh đều “kêu trời” vì giá đậu quá thấp.
Theo nhiều nông dân, đầu vụ thu hoạch này, giá đậu (phơi khô nguyên vỏ) bán được trên 20.000 đồng/kg. Với giá này và năng suất tương đối khá – khoảng 3 tấn/ha, nông dân có lãi khoảng 10 triệu đồng/ha. Còn nếu năng suất dưới 2,5 tấn/ha, nông dân có lãi ít hoặc huề vốn.
Tuy nhiên, vào giữa vụ thu hoạch thì đậu lại rớt giá thê thảm, hiện chỉ còn 13.000 – 15.000 đồng/kg. “So với các loại cây trồng khác, đậu phộng rất nặng vốn đầu tư, từ khâu làm đất, bón phân lót, tiền thuê nhân công trỉa đậu, tiền phun thuốc trừ cỏ, tiền thuê nhân công làm cỏ, bón phân….
Vụ này, đậu giống khá mắc, hầu hết nông dân phải mua với giá 30.000 đồng/kg. Chi phí nhiều vậy mà thu hoạch rồi bán với giá không đầy 15 ngàn đồng mỗi ký đậu thì nông dân chỉ từ huề tới lỗ vốn mà thôi”, anh Tư Nghĩa – một nông dân trồng đậu ở xã Hưng Thuận (huyện Trảng Bàng) nói.
Đậu phộng cũng là loại cây trồng tốn nhiều chi phí nhân công khi thu hoạch bởi vừa tốn công nhổ vừa phải tốn công hái (lặt) đậu. Hiện giá thuê nhân công nhổ đậu trong 4 giờ là 100.000 đồng/người; giá thuê nhân công lặt đậu là từ 20.000 – 22.000 đồng/giạ.
Do đó, với mức giá bán hiện nay, nếu năng suất đậu được từ 3 tấn/ha trở lên, nông dân có khả năng huề vốn. Còn năng suất thấp hơn thì khó tránh khỏi lỗ.
Theo Sở NN&PTNT Tây Ninh, kế hoạch năm 2014, Tây Ninh dự kiến trồng 15.000 ha đậu phộng, năng suất 32 tạ/ha, sản lượng 48.000 tấn. Tuy nhiên, nếu Nhà nước không có chính sách hỗ trợ nông dân trồng đậu về giá tiêu thụ thì khó mà đạt được kế hoạch trên.
Theo Cục Thống kê, diện tích cây đậu phộng từ năm 2005 đến 2011 liên tục giảm, từ 23.436 ha xuống còn 12.031 ha.
Trong các năm 2012, 2013, diện tích cây đậu phộng lại liên tiếp giảm do giá cả thiếu ổn định, hiệu quả kinh tế kém hơn một số cây trồng khác.
Có thể bạn quan tâm

Với nguồn vốn Khuyến nông Quốc gia, Trạm Khuyến nông huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) đã đầu tư thực hiện mô hình nuôi vịt thịt theo hướng an toàn sinh học, với quy mô 2.500 con vịt siêu thịt, có 5 hộ dân tham gia, tập trung ở các xã: Mỹ Long, Mỹ Hội, Tân Hội Trung và Tân Nghĩa.

Theo Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, mô hình cánh đồng mẫu lớn đang phát triển mạnh ở khu vực Nam Bộ, đặc biệt là vùng ĐBSCL với những nông dân thuần thục trong ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa.

Theo ngành chức năng huyện Cái Nước (Cà Mau) cho biết: Năm nay thời tiết diễn biến khá phức tạp, đến thời điểm này có khoảng 160 ha tôm nuôi công nghiệp bị thiệt hại chủ yếu là các bệnh phổ biến như: đỏ thân, đốm trắng và hoại tử gan tụy.

Khi diện tích đất sản xuất ít, nhiều hộ nông dân đã xen canh những loại cây trồng ngắn ngày vừa tăng thêm nguồn thu, vừa có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng chính. Trước đây, nông dân thường chọn xen cây mì vào vườn cao su non nhưng đất ngày càng bạc màu, làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của cây trồng chính.

Sau thất bại của cy tiu, một số hộ dn ở x Thanh Ph (TX. Bình Long) đ chuyển đổi sang chăn nuôi để phát triển kinh tế. Với đặc điểm đất ít, nhiều hộ nuôi heo công nghiệp hiện đại đ từng bước hoàn chỉnh mô hình khp kín để tận thu nguồn lợi từ chăn nuôi. Cũng từ đó, mô hình chăn nuôi theo nhóm ra đời.