Người trồng dâu An Phước nổi tiếng

Ông Huỳnh Văn Sơn ở ấp 2, xã An Phước, huyện Long Thành trong vườn dâu.
Cây dâu ở vùng An Phước đã có từ lâu, nhưng trước đây mỗi hộ chỉ trồng một vài cây ven bờ rào hoặc trước sân lấy bóng mát và trái ăn chơi, ít người nghĩ đến việc trồng cả vườn dâu để bán.
Sau này ăn không hết, đem bán thấy được giá, nhiều hộ mới nghĩ đến trồng dâu kinh doanh.
Ông Sơn là một trong những người đi đầu trong phong trào trồng dâu để bán nên vườn dâu khoảng 0,8 hécta của ông là vườn thâm canh có tiếng ở An Phước.
Vào mùa dâu cho trái, về vườn dâu của ông Sơn, nhiều người cũng phải trầm trồ vì trái sai dày đặc từ gốc lên cành tạo thành từng chùm dài tỏa xuống, có chùm nặng gần 2 kg nhìn rất bắt mắt.
“Cây dâu rất khó tính, thường có năm cho trái sai, năm trái thất, vì thế muốn năm nào cây dâu cũng cho trái sai không dễ.
Nhưng vườn của tôi năm nào dâu cũng cho trái sớm và nhiều nên bán rất được giá.
Mỗi năm vườn dâu cho tôi thu lời trên 100 triệu đồng” - ông Sơn chia sẻ.
Cũng theo ông Sơn, phải mất vài năm theo dõi ông mới rút ra được kinh nghiệm chăm sóc để cây dâu ít bệnh và cho trái sớm.
Cụ thể, cứ 6 - 8 cây dâu cái ông trồng một cây dâu đực và chăm sóc cho cây nở hoa cùng một lúc để dễ thụ phấn, trái đậu sẽ nhiều và đẹp hơn.
Cây dâu đực chỉ ra hoa, không cho trái nên nhiều hộ không trồng khiến năng suất vườn dâu không cao.
Mùa dâu An Phước bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 5, đầu vụ giá trên 30 ngàn đồng/kg, chính vụ giá 15 - 16 ngàn đồng/kg.
Dâu An Phước có vị chua dôn dốt rất đậm đà, hơn hẳn dâu miền Tây nên đến mùa thương lái thường về đặt cọc mua giá cao hơn dâu miền Tây khoảng 2 - 3 ngàn đồng/kg.
Thời điểm này, người trồng đang chăm sóc cây dâu kỹ lưỡng để dâu cho trái nhiều dịp sau Tết m lịch, khi mùa mưa đã hết.
Có thể bạn quan tâm
Trong những tháng đầu năm, tình hình chăn nuôi của tỉnh Đồng Tháp khá thuận lợi do giá tiêu thụ sản phẩm tương đối ổn định. Tuy giá heo hơi có giảm nhẹ 8.000 đồng/kg so với tháng cùng kỳ năm trước nhưng vẫn duy trì ở mức 45.000 - 46.000 đồng/kg là nhờ giá thức ăn, giá con giống và các loại chi phí khác không thay đổi nhiều, dịch bệnh không phát sinh nên lợi nhuận của người chăn nuôi vẫn được đảm bảo.

Ngày 12/8, nhiều gia đình trồng rau tại huyện Đơn Dương (Lâm Đồng), vùng chuyên canh rau, củ quả lớn nhất cả nước cho biết, thời gian gần đây nhiều loại nông sản giảm giá mạnh khiến nhà vườn thua lỗ.

Thời gian qua, diện tích trồng cây keo trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) tăng nhanh. Ngoài phát huy hiệu quả trên diện tích đất lâm nghiệp với đồi, dốc cao, việc phát triển cây keo cũng đặt ra một số vấn đề cần quan tâm.

Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu, những năm gần đây huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) khuyến khích nông dân chuyển đổi hàng ngàn ha đất gò cao trồng lúa kém hiệu quả sang trồng màu nhằm hạn chế tình trạng khô hạn do thiếu nước tưới. Sau cây đậu phộng, cây bắp giống, đậu bắp giống và đậu xanh giống trồng thử nghiệm trên đất lúa gò cao đang mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho nông dân. Thu nhập từ các cây trồng mới chịu hạn này cao gấp 1,5 đến 2 lần so cây lúa trước đây.

Chưa bao giờ người trồng tiêu ở Nông trường 25.3, xã Tịnh Đông (Sơn Tịnh - Quảng Ngãi) lại có một mùa tiêu được giá như năm nay. Và cũng nhờ cây tiêu mà nhiều hộ dân nơi đây đã có cuộc sống khấm khá hơn. Thế nhưng, trước tình trạng cây tiêu bị chết hàng loạt trong nhiều tháng qua đã khiến nông dân “đứng ngồi không yên”.