Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Đậu Phộng Để… Nuôi Bò

Trồng Đậu Phộng Để… Nuôi Bò
Ngày đăng: 28/05/2014

Do sản xuất đậu phộng cần nhiều vốn, nhưng năng suất không cao, giá cả lại quá bấp bênh, nên ngày càng có nhiều nông dân Tây Ninh “chia tay” với cây đậu phộng. Theo số liệu của Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh, vụ Đông Xuân 2013 - 2014, toàn tỉnh chỉ xuống giống được 4.265 ha đậu phộng- đạt 47,4% so với kế hoạch, và bằng 86,9% so với cùng kỳ năm trước.

Hiện nay giá đậu phộng xuống rất thấp khiến nhiều người trồng bị lỗ nặng.

Đang thu hoạch 30 cao (3.000m2) đậu phộng trên cánh đồng ấp Lộc Vĩnh, xã Lộc Hưng (Trảng Bàng), ông Nguyễn Văn Lất (60 tuổi) cho biết, chưa có vụ đậu phộng nào mà giá bán lại xuống thấp như vụ này. Giá đậu phộng tươi hiện nay (ngày 21.5.2014) ông bán tại nhà cho thương lái chỉ được 7.000 đồng/kg- giảm gần phân nửa so với vụ năm rồi.

Còn đậu phơi khô thì thương lái mua chỉ khoảng 15.000 đến 16.000 đồng/kg, thấp hơn năm rồi từ 5.000 đồng đến 6.000 đồng/kg. Sở dĩ gia đình ông Lất phải bán đậu phộng tươi vì nhà không có sân phơi. Nhờ trỉa đậu trên diện tích đất trồng ớt của vụ trước đó, phân còn trong đất rất nhiều nên vụ đậu của ông Lất đạt năng suất khá- 30 cao đất thu hoạch được 1,3 tấn đậu phộng tươi.

Với giá bán 7.000 đồng/kg, gia đình ông Lất thu được hơn 9 triệu đồng. Trừ hết các khoản chi phí đầu tư (chưa tính công lao động của gia đình), thì ông Lất chỉ còn lời được... mớ cây (nông dân thường gọi là dây) đậu để dành cho bò ăn.

Ông Lất cho biết thêm, sản xuất đậu phộng nặng vốn và tốn nhiều công hơn làm lúa, trong khi công lao động ở nông thôn ngày càng khan hiếm và tiền thuê công luôn tăng. Đã vậy, những năm gần đây giá đậu phộng liên tục giảm, người trồng đậu thường bị lỗ vốn.

Biết vậy nhưng mùa nắng gia đình ông vẫn phải trỉa đậu, vì không lựa chọn được cây trồng nào khác để thay thế, và cũng không muốn bỏ đất không. Sự canh tác “bất đắc dĩ” này là do trên cánh đồng khu vực ruộng của ông Lất không có hệ thống thuỷ lợi đi qua, nếu làm lúa thì không đủ nước tưới.

Để có nước tưới cho đậu phộng và hoa màu trong mùa nắng, ông Lất phải thuê làm một giếng khoan sâu đến 70 mét. Rồi phải làm miệng giếng âm xuống đất cả mét nữa mới bơm được nước. Vụ này có khoảng 10 hộ dân ở ấp Lộc Vĩnh sản xuất đậu phộng với diện tích khoảng 4 ha.

Những người sản xuất đậu ở đây cũng biết là khó có lãi, nhưng vẫn phải trồng, chủ yếu là lấy cây để dành nuôi bò. Nguyện vọng của ông Lất, cũng như những nông dân có ruộng khu vực này, là mong ngành chức năng quan tâm giúp đỡ đầu tư làm kênh thuỷ lợi đưa nước về cánh đồng, để bà con có đủ nước tưới và có thể sản xuất được 3 vụ lúa trong năm.

Do sản xuất đậu phộng cần nhiều vốn, nhưng năng suất không cao, giá cả lại quá bấp bênh, nên ngày càng có nhiều nông dân Tây Ninh “chia tay” với cây đậu phộng. Theo số liệu của Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh, vụ Đông Xuân 2013 - 2014, toàn tỉnh chỉ xuống giống được 4.265 ha đậu phộng- đạt 47,4% so với kế hoạch, và bằng 86,9% so với cùng kỳ năm trước.

Còn vụ Hè Thu 2014, đến đầu tháng 5 nông dân mới xuống giống được 1.010 ha- đạt 50,5% kế hoạch, và bằng 61,5% so với cùng kỳ năm trước.

Nếu không có biện pháp cải tiến sản xuất, thay đổi giống mới, nâng cao năng suất, chất lượng thì tương lai không xa cây đậu phộng sẽ “vắng bóng” trên đất Tây Ninh.


Có thể bạn quan tâm

Cá Rô Phi Lai Xa Cho Thu Lãi 35 - 40 Triệu Đồng/ha Ở Hải Dương Cá Rô Phi Lai Xa Cho Thu Lãi 35 - 40 Triệu Đồng/ha Ở Hải Dương

Ngày 2-10, tại xã Tứ Cường (Thanh Miện, Hải Dương), Trung tâm Ứng dụng thiết bị khoa học (Sở Khoa học và công nghệ) đã tổ chức hội thảo đầu bờ về mô hình sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học Biof xử lý môi trường ao nuôi cá rô phi lai xa. Tham gia mô hình có 31 hộ ở 3 xã: Tứ Cường (Thanh Miện), Hồng Thái (Ninh Giang), Thất Hùng (Kinh Môn) với tổng diện tích mặt nước 11 ha.

05/10/2012
Cho Cá Tra Ăn Gián Đoạn Để Giảm Chi Phí Cho Cá Tra Ăn Gián Đoạn Để Giảm Chi Phí

Cá tra Việt Nam vừa tăng lên vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng thủy sản yêu thích tại Mỹ nhưng người nuôi cá chưa hết lao đao. Phương pháp cho ăn gián đoạn đang được khuyến cáo để giúp người nuôi vượt qua giai đoạn khó khăn này...

07/10/2012
Người Đi Đầu Trong Áp Dụng Cơ Giới Hóa Sản Xuất Lúa Ở Hà Nam Người Đi Đầu Trong Áp Dụng Cơ Giới Hóa Sản Xuất Lúa Ở Hà Nam

Đó là ông Nguyễn Tác Tân - Trưởng thôn Vị Hạ, xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ông Tân đã bàn bạc với 134 hộ nông dân trong thôn Vị Hạ xây dựng mô hình "Tổ hợp tác áp dụng cơ giới hoá tổng hợp trong sản xuất lúa". Mô hình có quy mô diện tích 26 ha.

21/06/2013
Nuôi Ba Ba Thu Lợi Nhuận Cao Nuôi Ba Ba Thu Lợi Nhuận Cao

Nuôi ba ba chi phí đầu tư thấp, nhẹ công chăm sóc, kỹ thuật nuôi đơn giản, ít dịch bệnh nhưng mang lại hiệu quả kinh tế lại khá cao. Đó là nhận định của những hộ dân nuôi ba ba xã Cần Đăng (Châu Thành – An Giang). Đây được xem là một trong những mô hình thoát nghèo hiệu quả của địa phương…

08/05/2013
Hiệu Quả Từ Nuôi Cá Lồng Trên Hồ Thủy Điện Sơn La Hiệu Quả Từ Nuôi Cá Lồng Trên Hồ Thủy Điện Sơn La

Từ năm 2010, hồ thủy điện Sơn La bắt đầu tích nước. Khai thác tiềm năng mặt nước lòng hồ này, bà con ven hồ xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đã triển khai mô hình nuôi cá lồng, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Đây là tín hiệu tốt để nhân dân ven hồ, bao gồm bà con các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên phát huy lợi thế 214 km2 mặt nước hồ thủy điện Sơn La để phát triển kinh tế gia đình.

14/10/2012