Người Trồng Bắp Được Bồi Thường Thiệt Hại

Chính quyền địa phương, các hộ trồng bắp ở xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) và Công ty TNHH Pioneer Hi-Bred Việt Nam vừa thống nhất mức bồi thường thiệt hại cho 10 hộ sử dụng giống bắp 30T60 để trồng vụ hè-thu 2013 bị thiệt hại.
Theo đó, các hộ bị thiệt hại do trồng giống bắp 30T60 của công ty chỉ đề nghị mức bồi thường là 5 triệu đồng/hécta. Đầu tháng 9 tới, Công ty TNHH Pioneer Hi-Bred Việt Nam sẽ tiến hành chi bồi thường cho người trồng bắp. Trước đó, theo phản ánh của người trồng bắp tại các huyện Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Long Thành và TX. Long Khánh (Đồng Nai) cơ quan chức năng thẩm tra xác định, toàn tỉnh có gần 800ha bắp hạt lép, hạt ít và không hạt.
Mức độ thiệt hại tại các ruộng bắp này từ 30-60%. Nguyên nhân dẫn đến bắp không hạt là do sử dụng giống NK 67 của Công ty TNHH Syngenta. Còn tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, diện tích bắp mà nông dân trồng giống NK 67 của Công ty TNHH Syngenta, qua kiểm tra cũng bị thiệt hại đến hàng trăm ha.
Công ty TNHH Syngenta đã nhận trách nhiệm, sau khi cùng với ngành chức năng 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu tiến hành kiểm tra. Người trồng bắp được công ty bồi thường 13 triệu đồng/ha bị thiệt hại do trồng giống bắp NK 67 của công ty.
Có thể bạn quan tâm

Giống ớt của Hàn Quốc trồng thử nghiệm tại nước ta cho năng suất 20 - 21 tấn/ha, còn giống hành lá cho năng suất tới 70 tấn/ha, cao gấp 2 - 3 lần các giống bản địa.

Ban Quản lý dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển Chương trình khí sinh học (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang) phối hợp với đơn vị chuyên môn thực hiện mô hình hỗ trợ chứng nhận sản phẩm an toàn đối với vải thiều.

Thực hiện chính sách hỗ trợ nông dân xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Công ty TNHH sản xuất và thương mại Trúc Anh (gọi tắt là Công ty Trúc Anh), Doanh nghiệp tư nhân tôm giống Dương Hùng (gọi tắt là DNTN Dương Hùng) đầu tư, hỗ trợ và xây dựng mô hình nuôi tôm an toàn sinh học (ATSH), nhằm chuyển giao khoa học - kỹ thuật và xây dựng mô hình để nhân rộng ra cho nông dân học tập kinh nghiệm.

Anh Lê Tuấn Anh 39 tuổi, thôn Phú Mỹ, xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) trồng đu đủ cho thu nhập cao.

Đến các xã vùng cao của huyện Hà Quảng, nhận ra những nét mới ở nơi đây. Ý thức vệ sinh môi trường của bà con các dân tộc vùng cao đã có nhiều chuyển biến, chuồng trại nuôi trâu, bò được che chắn cẩn thận, láng xi măng sạch sẽ, gia súc được di dời ra khỏi gầm sàn nhà ở đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, tạo tiền đề cho huyện thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.