Người trẻ hóa vườn xoài

Từ năm 2007, ông Lởi biết đến kỹ thuật này nhờ một người bạn là kỹ sư nông nghiệp hướng dẫn. Sau 2 năm thử nghiệm, ông quyết định ghép cải tạo 1 hécta xoài bưởi sang xoài giống Thái, hiện đang cho lợi nhuận từ 400 - 500 triệu đồng/vụ thu hoạch. Năm 2012, ông tiếp tục ghép xoài cát Hòa Lộc vào 30 gốc xoài ba mùa mưa già cỗi.
Chỉ sau 2 năm, những cây xoài này đã bói quả và cho thu khoảng 1,5 tấn xoài. Theo ông Lởi, so với trồng mới, xoài ghép có nhiều ưu điểm, như: rút ngắn thời gian cho thu hoạch, giảm chi phí đầu tư, gốc cây khỏe nên cho trái to, chất lượng ngon... Các giống xoài Thái, xoài cát Hòa Lộc dùng để ghép đều được ông trồng và tuyển chọn tại vườn. Nhờ chất lượng ngon nên vườn xoài của ông luôn đắt hàng, thương lái thường đến tận vườn mua với giá cao.
Hơn 20 năm gắn bó với cây xoài, ông tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm hay, nhất là kỹ thuật ghép cải tạo vườn xoài. Nhưng ông không giấu những bí quyết này để làm giàu cho riêng bản thân mình mà sẵn sàng chia sẻ, hướng dẫn cho bà con nông dân quan tâm tìm đến. Ông luôn mong muốn mô hình ghép cải tạo vườn xoài này tiếp tục được nhân rộng để Đồng Nai xây dựng được thương hiệu về trái xoài chất lượng cao, đáp ứng tốt thị trường xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP về hỗ trợ ngư dân đóng tàu xa khơi bám biển, Hà Tĩnh được phân bổ 29 tàu thuộc diện hưởng chính sách hỗ trợ.

Vùng biển phía Tây Nam gần đây lại nóng lên với những chuyến tàu ráo riết đổ về săn tìm tôm giống, tạo nên cơn sốt làm giàu của nhiều người.

Nhận thấy giá hạt ca-ri xuống thấp, không như 2 năm về trước, nên nông dân quyết định chặt bỏ loại cây này.

Nắng hạn cùng với việc chuyển đổi cây trồng không phù hợp của Cty TNHH Nông Công nghiệp Hà Trung khiến hàng chục hécta khoai môn của các hộ dân “chết lụi”, không cho thu hoạch.

Năm 2015, sản lượng hồ tiêu ước đạt khoảng 126.000 tấn, giá trị xuất khẩu (XK) khoảng 1,1 tỷ USD. Tuy nhiên, hiện tại, tiêu chưa xay của Việt Nam chiếm đến 83% các mặt hàng hồ tiêu, cho nên giá trị đem lại chưa cao.