Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn năng động

Người Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn năng động
Ngày đăng: 01/06/2015

Bác Nguyễn Văn Thuận (sinh 1963) tại xã Xuân Bắc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Năm 1964, bác theo gia đình lên xã Vĩnh Phúc, đi xây dựng vùng kinh tế mới. Từ khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành, bác luôn năng nổ, nhiệt tình tham gia các hoạt động đoàn thể, xã hội của chính quyền xã. Từ năm 1996 – 2008, bác từng làm các chức danh Đội trưởng Đội sản xuất, Bí thư Đoàn, thành viên Dự án phát triển Nông thôn Việt Nam – Thụy Điển, Bí thư Chi Bộ và Trưởng thôn Vĩnh Xuân.

Từ năm 2009 đến nay, bác được giao trách nhiệm làm Tổ trưởng Tổ TK&VV thôn Vĩnh Xuân, thuộc Hội Cựu chiến binh (CCB) xã quản lý. Thôn Vĩnh Xuân có 162 hộ, với Tổ TK&VV. Trong đo, tổ của bác Thuận quản lý có gần 50 thành viên. Bác luôn nghĩ làm thế nào để bà con trong thôn, khi vay vốn phải sử dụng đồng vốn có hiệu quả và đúng mục đích, không để nợ quá hạn... Trăn trở suy nghĩ vì điều đó, bác thường xuyên đến từng hộ gia đình, tìm hiểu khó khăn, hướng dẫn và nhắc nhở tổ viên chịu khó làm ăn, nộp tiền lãi đúng kỳ hạn. Bác cũng định hướng cho từng gia đình nên phát huy các lợi thế như: Trồng cam, nuôi trâu, trồng lạc hàng hóa của xã.

Gia đình anh Hoàng Minh Đức, thôn Vĩnh Xuân là một tổ viên tiêu biểu trong phát triển kinh tế tại địa phương cho biết: “Trước đây, gia đình tôi khó khăn, từng làm thuê đủ nghề; rồi trồng trọt chăn nuôi, nhưng do thiếu vốn nên luôn rơi vào tình trạng khó khăn. Năm 2011, gia đình tôi được bác Thuận hướng dẫn và được  Ngân hàng CSXH huyện xét cho vay 25 triệu đồng để đầu tư mua giống Cam giấy về trồng. Đến nay, cam sinh trưởng và phát triển tốt, có thu nhập. Nhờ đó gia đình có điều kiện nuôi con cái ăn học, phát triển kinh tế”.

Tổ viên Hoàng Văn Võ, thôn Vĩnh Xuân thuộc diện hộ nghèo của xã kể lại: “Những năm trước, gia đình anh hết sức khó khăn, thiếu đói, chỉ trông chờ vào vài sào ruộng; trong khi nhà có tới năm miệng ăn. Năm 2011, gia đình anh được xét vay 10 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH để mua một con trâu cái. Sau hơn 2 năm chăm sóc, trâu mẹ đã sinh nghé con. Cùng với phát triển thêm kinh tế vườn, nên gia đình bớt khó khăn, có của ăn của để, làm được nhà, sắm được ti vi”.

Bác Nguyễn Văn Thuận tâm sự: “Bà con trong thôn hầu hết là hộ nghèo và cận nghèo phải dùng tới vốn vay của Ngân hàng CSXH. Bản thân tôi và gia đình cũng từng gặp khó khăn trong làm ăn kinh tế nên rất thấu hiểu. Để giúp đỡ các hộ phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần vào sự phát triển của xã, tôi giúp họ bằng cả tấm lòng là chính”.

Vừa lo toan cuộc sống gia đình hàng ngày, vừa hết mình vì công việc. Với trách nhiệm là Tổ trưởng TK&VV, giúp nhiều tổ viên thoát nghèo; bác đã được lãnh đạo Ngân hàng CSXH Bắc Quang hết sức tin tưởng. Trong 5 năm liền, bác luôn được Hội CCB, Đảng ủy, UBND xã khen thưởng trong việc thực hiện nhiệm vụ ủy nhiệm của Ngân hàng CSXH.

Bác thường xuyên hướng dẫn, giải thích cho các tổ viên về tín dụng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác về thủ tục vay vốn; đồng thời kiểm tra, giám sát hộ vay vốn theo đúng mục đích, trả gốc, lãi đúng kỳ. Sau 5 năm, từ năm 2010 đến nay, số dư nợ của thôn đạt 842 triệu đồng, tập trung vào cho vay hộ nghèo, cận nghèo, HSSV có hoàn cảnh khó khăn; huy động tiền gửi tiết kiệm được 32,2 triệu đồng, nợ quá hạn 0%, không có lãi tồn đọng.

Anh Hoàng Cao Cường, Chủ tịch Hội CCB xã Vĩnh Phúc cho biết: “Là Tổ trưởng Tổ TK&VV do Hội CCB quản lý, anh Thuận đã cùng lãnh đạo xã làm tốt công tác tuyên truyền, cho vay vốn, xem xét kỹ đúng đối tượng cho vay. Bản thân anh và gia đình luôn chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước, được nhân dân trong thôn tin tưởng, tín nhiệm. Với nhân dân, anh luôn nhiệt tình và là một cán bộ luôn tâm huyết và hết lòng vì công việc”.

Nhiều gia đình được bác Thuận giới thiệu vay vốn Ngân hàng CSXH đã vươn lên thoát nghèo, kinh tế khá giả bằng các việc làm từ vay vốn như: Trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh dịch vụ. Thu nhập bình quân mỗi hộ hàng năm tăng lên đã góp phần thực hiện tốt chương trình giảm nghèo của địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Hàng Việt được chào đón nồng nhiệt ở huyện đảo Phú Quốc Hàng Việt được chào đón nồng nhiệt ở huyện đảo Phú Quốc

Những ngày qua, Hội chợ Thương mại Phú Quốc 2015 là điểm nhấn sôi động của cư dân huyện đảo vốn luôn yên bình này bởi hàng ngàn lượt người tham gia mua sắm mỗi ngày. Người dân đi mua sắm vui như đi trẩy hội với tâm lý mua nhiều để dành dùng dần vì hàng Việt ở hội chợ có chất lượng, giá lại rẻ.

09/11/2015
Thúc đẩy xuất khẩu sang Nga tạo thuận lợi từ khâu thanh toán Thúc đẩy xuất khẩu sang Nga tạo thuận lợi từ khâu thanh toán

Theo Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu ký kết ngày 29/5/2015, rào cản thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hóa Việt Nam vào thị trường Nga sẽ giảm. Dù vậy , muốn đẩy mạnh xuất khẩu (XK) sang thị trường này, cần triển khai nhiều giải pháp...

09/11/2015
Xuất khẩu sắn đạt hơn 1 tỷ USD Xuất khẩu sắn đạt hơn 1 tỷ USD

Trong khi xuất khẩu (XK) nhiều mặt hàng nông sản suy giảm, XK sắn lại tăng vọt: 10 tháng đầu năm 2015, XK sắn đạt 3,42 triệu tấn với kim ngạch 1,09 tỷ USD, tăng 22,6% về lượng và tăng 19,1% về giá trị so cùng kỳ năm 2014.

09/11/2015
Bình Thuận sản xuất thanh long sạch tìm thị trường mới Bình Thuận sản xuất thanh long sạch tìm thị trường mới

Một số trang trại thanh long ở Bình Thuận đang nỗ lực sản xuất theo quy trình GlobalGAP để có thể xuất khẩu qua các thị trường khó tính.

09/11/2015
Nên biết chủ động sử dụng công cụ phòng vệ thương mại Nên biết chủ động sử dụng công cụ phòng vệ thương mại

Ý kiến của nhiều chuyên gia tại hội nghị “Kinh nghiệm ứng phó và sử dụng hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ sản xuất trong nước” đều cho rằng DN Việt Nam vẫn chưa quen, thiếu chủ động, chưa biết sử dụng công cụ PVTM.

09/11/2015