Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Tiêu Dùng Thích Sản Phẩm VietGAP

Người Tiêu Dùng Thích Sản Phẩm VietGAP
Ngày đăng: 14/02/2014

Người tiêu dùng hiện đã quan tâm nhiều hơn đến các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn khi chọn thực phẩm cho gia đình. Các sản phẩm đạt chuẩn rau an toàn, VietGAP, GlobalGAP… đang được ưu tiên chọn mua.

Tại quầy hàng rau, củ của siêu thị Co.opMart trên đường Đinh Tiên Hoàng (quận Bình Thạnh, TP.HCM), chị Thu Hương - nhân viên truyền thông, chăm chú đọc nguồn gốc, xuất xứ của các mặt hàng rau quả. Chị Hương cho biết, qua thông tin báo, đài, nhiều lần thấy không an tâm về chất lượng, độ an toàn cho sức khỏe của rau quả trôi nổi trên thị trường nên chị đã thay đổi dần thói quen mua sắm.

Không riêng gia đình chị, bạn bè, đồng nghiệp tại cơ quan cũng chuyển dần từ thói quen sử dụng các sản phẩm trôi nổi trên thị trường sang chọn lựa rau, củ có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, các sản phẩm có dán nhãn rau an toàn, rau VietGAP…

Tại hội nghị kết nối cung - cầu giữa các tỉnh phía Nam do Sở Công Thương TP.HCM tổ chức mới đây, nhiều DN cũng cho rằng, người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn khắt khe hơn trong vấn đề chất lượng sản phẩm.

Ông Võ Ngọc Diệp - Tổ trưởng Tổ hợp tác Thanh long Lương Phú (xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang) cho biết, nhiều lần ông thay mặt các tổ viên đi mời chào, giới thiệu sản phẩm đều nhận được câu hỏi rằng sản phẩm đã đạt các tiêu chuẩn về an toàn chất lượng như VietGAP hay GlobalGAP chưa.

Theo ông Diệp, đến nay, thanh long Lương Phú có 10 mẫu đã đạt chuẩn VietGAP nên bà con tự tin hơn khi đưa sản phẩm ra thị trường. Trong một khảo sát mới đây của Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (Bộ NNPTNT) cũng cho biết, tại các siêu thị ở TP.HCM, sản phẩm được dán nhãn VietGAP dễ bán hơn nhiều so với các sản phẩm thông thường. Người tiêu dùng cũng sẵn sàng mua giá cao hơn từ 10 - 15% so với giá thông thường đối với sản phẩm có đầy đủ thương hiệu, giấy chứng nhận và xuất xứ nguồn gốc.

Cục Trồng trọt cho biết, diện tích trồng rau cả nước hiện đạt hơn 823.700ha, năng suất khoảng 1,7 tấn/ha, cho sản lượng 14 triệu tấn/năm. Trong đó, diện tích rau an toàn xấp xỉ 16.800ha. Tính đến cuối năm 2012, diện tích rau an toàn được cấp giấy chứng nhận VietGAP và GlobalGAP khoảng gần 500ha.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Giống Bí Đỏ JV 888 F1 Cho Thu Lãi Trên 6 Triệu Đồng/sào Trồng Giống Bí Đỏ JV 888 F1 Cho Thu Lãi Trên 6 Triệu Đồng/sào

Nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích đất canh tác, Phòng Dân tộc huyện Mường Ảng đã xây dựng mô hình trồng giống bí đỏ JV 888 F1; đến nay mô hình đã cho thấy hiệu quả kinh tế rõ rệt.

29/06/2013
Kim Ngạch Xuất, Nhập Khẩu Tăng Trong 5 Tháng Đầu Năm Kim Ngạch Xuất, Nhập Khẩu Tăng Trong 5 Tháng Đầu Năm

Theo Cục Thống kê tỉnh, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh trong tháng 5-2013 thực hiện được 81,4 triệu USD tăng 13,8% so tháng trước. Trong 5 tháng đầu năm 2013, thực hiện được 376,7 triệu USD tăng 23,9% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, kinh tế nhà nước thực hiện được 56 triệu USD tăng 11,2%; kinh tế ngoài nhà nước thực hiện 159,5 triệu USD giảm 8,7%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện được 161,2 triệu USD tăng 103,9%.

12/06/2013
Chôm Chôm Trúng Mùa, Được Giá Chôm Chôm Trúng Mùa, Được Giá

Chôm chôm tại huyện Cai Lậy (Tiền Giang) đang vào mùa thu hoạch rộ với giá bán tăng từ 2.000 - 3.000 đồng so với chính vụ trước. Giá mua của thương lái tại vườn (vào ngày 26-6): chôm chôm Java 5.000 đồng/kg, chôm chôm nhãn 11.000 đồng/kg.

30/06/2013
Chàng Trai Trẻ Làm Giàu Từ Kinh Tế Trang Trại Chàng Trai Trẻ Làm Giàu Từ Kinh Tế Trang Trại

Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông, với mong muốn làm giàu trên mảnh đất cha ông để lại, anh Hoàng Đức Sự, xã Vũ Tiến, huyện Vũ Thư đã quyết tâm đầu tư phát triển kinh tế trang trại. Và chính từ nơi đây ước mơ của anh đang dần trở thành hiện thực.

12/06/2013
Phát Triển Con Giống Vật Nuôi Bản Địa Người Chăn Nuôi Thờ Ơ Phát Triển Con Giống Vật Nuôi Bản Địa Người Chăn Nuôi Thờ Ơ

Ngành chăn nuôi hiện đang sử dụng nhiều loại con giống khác nhau, nhưng chủ yếu là giống nhập khẩu. Người dân không mặn mà với việc chăn nuôi từ con giống nội địa như trước bởi năng suất thấp, hiệu quả không cao. Một số nơi còn cung cấp con giống kém chất lượng, gây thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi.

13/06/2013