Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Tiên Phong Của Bản

Người Tiên Phong Của Bản
Ngày đăng: 20/08/2013

Không những đầu tàu trong làm ăn, phát triển kinh tế, ông Xeo Phò Nang còn rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội ở xã, bản. Ông Xeo Phò Nang đã trở thành người "tiên phong" của bản Quyết Thắng.

Năm 2012, thấy vùng đất bị bỏ hoang cạnh khe Nậm Xúc (bản Quyết Thắng, xã Keng Đu, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) có thể khai phá, cải tạo để trồng lúa nước và nuôi cá, Đồn Biên phòng Keng Đu (Bộ đội Biên phòng Nghệ An) đã vận động một số hộ dân trong bản phát triển kinh tế hộ gia đình.

Trung uý Xeo Văn Thắng nhớ lại: Khi được vận động, ông Xeo Phò Nang quyết định đầu tư tiền của, công sức để khai thác tiềm năng vùng đất hoang hóa này. Đồn biên phòng cũng đã luân phiên cử cán bộ, chiến sĩ xuống giúp đỡ gia đình ông từ lúc khai hoang ruộng trồng lúa nước, đào ao thả cá, cho đến khi thu hoạch.

Nhờ sự giúp đỡ, cùng tư duy mới và cách làm khoa học, có hiệu quả nên trong năm 2012, gia đình ông Xeo Phò Nang đã thu hoạch được gần 4 tấn lúa trên diện tích 1.000m2 và 300kg cá trên diện tích 1.000m2 mặt nước.

Thấy mô hình cá, lúa đạt hiệu quả tốt, năm 2013 này, ông Nang khai hoang thêm 600m2 đất trồng lúa nước và đang mở rộng thêm 500m2 ao nuôi cá. Ngoài trồng lúa nước, nuôi cá, ông Nang còn đầu tư chăn nuôi gia súc. Hiện nay, gia đình ông có 2 con trâu, 10 con bò, 10 con dê và 13 con lợn, trị giá hàng trăm triệu đồng. Đặc biệt, ông là người đầu tiên ở xã Keng Đu mạnh dạn vay tiền mua 1 chiếc máy cày để giảm bớt sức lao động.

Từ một gia đình thiếu ăn, kinh tế khó khăn, đến nay khi được hướng dẫn, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh tế gia đình ông Nang đã ổn định, có phần dư dả, mua sắm được nhiều vật dụng sinh hoạt có giá trị và đầu tư cho con cái ăn học.

Ông Lương Phò Nguyên - Trưởng bản Quyết Thắng tự hào cho biết: Không những đầu tàu trong làm ăn, phát triển kinh tế, ông Xeo Phò Nang còn rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội ở xã, bản. Ông Xeo Phò Nang đã trở thành người "tiên phong" của bản Quyết Thắng.


Có thể bạn quan tâm

Củng cố hợp tác xã để xây dựng nông thôn mới Củng cố hợp tác xã để xây dựng nông thôn mới

Thực hiện tiến trình đổi mới và hội nhập kinh tế, thời gian qua hầu hết các hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Cam Lộ (Quảng Trị) đã thực hiện chuyển đổi sang mô hình HTX kiểu mới. Nhờ vậy, các HTX đã phát huy được vai trò tự chủ trong quá trình tổ chức sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, tạo nên những chuyển biến tích cực.

27/05/2015
Hiệu quả từ một mô hình khuyến ngư Hiệu quả từ một mô hình khuyến ngư

Trong những năm qua, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (KNKN) tỉnh Quảng Trị đã xây dựng nhiều mô hình, các đối tượng giống thủy sản mới đưa vào sản xuất có hiệu quả như: Mô hình nuôi cua biển, cá rô đầu vuông, cá rô phi đơn tính, cá chình lồng, cá lóc... Trong những mô hình đó phải kể đến mô hình nuôi cá lóc trong bể xi măng.

27/05/2015
Xoài Úc nghịch mùa, chủ vườn thu cả tỉ đồng Xoài Úc nghịch mùa, chủ vườn thu cả tỉ đồng

Mặc dù hạn hán khiến năng suất giảm, chỉ còn 5-6 tấn/ha, song nhờ xoài Úc trồng nghịch vụ, giá cả tăng cao nên nhiều nhà vườn ở huyện Cam Lâm, Khánh Hòa vẫn thu được tiền tỉ.

27/05/2015
Xuất khẩu gạo gặp khó khăn về đầu ra Xuất khẩu gạo gặp khó khăn về đầu ra

Các thị trường lớn đang dần tự chủ về lương thực, các nước có nguồn gạo xuất khẩu dồi dào tạo cạnh tranh gay gắt, trong khi gạo của Campuchia lại đang đi vào thị trường EU và Trung Quốc làm cho gạo Việt gặp khó về đầu ra.

27/05/2015
Mổ xẻ nguyên nhân tôm chết hàng loạt ở Đồng bằng sông Cửu Long Mổ xẻ nguyên nhân tôm chết hàng loạt ở Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long được đánh giá là khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi đối với việc nuôi trồng thủy sản, đặc biệt nuôi tôm phục vụ xuất khẩu. Nhưng nhiều năm nay người dân vẫn phải đối mặt với tình trạng tôm chết do bệnh dịch.

27/05/2015