Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người thuần hóa vịt trời

Người thuần hóa vịt trời
Ngày đăng: 16/04/2015

Thế mà ông Nguyễn Thanh Sơn, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) với cơ duyên và quyết tâm của mình đã thuần hóa thành công 5 con vịt trời bắt được cách đây hơn 1 năm. Có lẽ ông Sơn là người đầu tiên ở Quảng Trị thuần hóa được vịt trời.

Cách đây một năm, ông Sơn tình cờ bắt được 5 con vịt trời mới nở tại càng An Thơ, xã Hải Hòa, huyện Hải Lăng. Nhìn 5 con vịt trời non nớt, khỏe mạnh, ngoác miệng đòi ăn khiến ông thực hiện ngay ý định thuần hóa vịt trời nung nấu bấy lâu. Mấy ngày đầu, thấy vịt sức khỏe yếu dần tưởng khó sống được, nhưng vài tuần sau chúng quen dần với môi trường và lớn rất nhanh.

Nhiều người dân trong vùng tỏ ý lo ngại ông Sơn nuôi vịt trời rồi thì cũng đến lúc trắng tay giống như chàng ngốc thưở nào, nhưng ông vẫn không nản chí. Nguồn thức ăn cho vịt trời chủ yếu lấy từ tự nhiên như lúa, ốc, cá, tép. Hàng ngày, ông bỏ công sức lội kiếm thức ăn cho vịt ăn no. Rồi ông đào ao cá, nuôi thêm ốc bươu tăng nguồn thức ăn tại chỗ.

Ông càng thêm hy vọng mỗi khi đưa thức ăn vào máng, vịt ríu rít chạy đến gần. Sau 2 tháng nuôi nhốt, ông mở chuồng cho vịt ra ngoài tập bay. Để an toàn, ông Sơn mua lưới về giăng kín một khoảng vườn nhỏ, nhưng ông vẫn canh ngày đêm vì sợ chúng bay mất. Thế rồi một buổi chiều đẹp trời ông sung sướng đến trào nước mắt khi đàn vịt quay trở lại với chủ nhân của mình sau một ngày kiếm mồi. Như vậy là ông đã thuần hóa thành công 5 con vịt trời thành gia cầm gần gũi.

Bây giờ ở các nhà hàng, một con vịt trời giá cũng “trên trời”, gần 500 nghìn/con/kg. Thịt vịt trời là thức ăn tốt để tẩm bổ với giá trị dinh dưỡng cao. Xét từ góc độ đông y, thức ăn của vịt phần nhiều là vật sống dưới nước, nên thịt vịt có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng tư bổ, dưỡng vị, bổ thận, trừ nhiệt trong xương, trị ho hóa đàm. Dân gian tương truyền rằng, vịt còn là “thánh dược” của người bệnh lao phổi.

Sách “Bản thảo cương mục” ghi nhận: thịt vịt chủ đại bổ hư lao, tiêu độc nhiệt, lợi tiểu tiện, tiêu sưng, ổn định co giật.

Bây giờ người dân trong vùng đã nhìn ông Sơn với ánh mắt thán phục, gọi ông là "người khôn nuôi vịt trời". Nhiều nhà hàng biết chuyện đã đến hỗ trợ kinh phí để gia đình ông Sơn đồng ý cung ứng nguồn vịt trời lâu dài. Ông Sơn khoe: “ Rồi đây tui sẽ có đàn vịt trời béo khỏe, đông chật đầy đồng”.


Có thể bạn quan tâm

Trúng Đậm Lúa Đông Xuân Ở Vĩnh Long Trúng Đậm Lúa Đông Xuân Ở Vĩnh Long

Từ giữa tháng 2, nhiều cánh đồng ở Vĩnh Long vào cao điểm thu hoạch vụ lúa Đông Xuân. Máy gặt đập liên hợp, xe kéo lúa hoạt động rôm rả khắp nơi… Thương lái cũng vào tận đồng mua lúa tươi. Nhiều nông dân hồ hởi: “Chưa năm nào lúa trúng mùa, trúng giá đậm như năm nay”.

05/03/2014
Chọn Sản Xuất Lúa Giống Làm Khâu Đột Phá Chọn Sản Xuất Lúa Giống Làm Khâu Đột Phá

Với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng thuận lợi kết hợp với hệ thống đê bao hoàn thiện, nhiều năm qua người dân ấp Đông Hòa A, xã Thới Tân đã gắn bó với cây lúa. Tuy nhiên, do sản xuất nhỏ lẻ, tự phát nên sản lượng lúa luôn ở mức thấp, chất lượng gạo đạt tiêu chuẩn không cao.

05/03/2014
Đâu Là Giống Cây Trồng Chủ Lực? Đâu Là Giống Cây Trồng Chủ Lực?

Sau hàng chục năm tìm kiếm, đến nay, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đã xác định được một số giống cây trồng chủ lực. Thế nhưng, việc hỗ trợ cho người dân tập trung phát triển những giống cây này còn gặp nhiều khó khăn.

05/03/2014
Nông Dân Muốn Chuyển Đổi Từ Lúa Sang Trồng Bưởi Nông Dân Muốn Chuyển Đổi Từ Lúa Sang Trồng Bưởi

Tuy nhiên, có khoảng 30 hécta lúa chỉ làm được một vụ do khó khăn về nước tưới nên nông dân mong muốn được chuyển đổi từ cây lúa có hiệu quả thấp sang cây bưởi có giá trị cao. Huyện Vĩnh Cửu đã xây dựng dự án phát triển vùng chuyên canh bưởi tại 3 xã: Tân Bình, Bình Lợi, Tân An với tổng diện tích trồng mới là 205 hécta.

05/03/2014
Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Cá Mú Ở Huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Cá Mú Ở Huyện Ngọc Hiển (Cà Mau)

Điển hình như ông Trần Quyết Định, xã Tân Ân Tây. Ông Định đào 3 ao với diện tích trên 1.800 m2, thả 4.000 con cá mú giống. Sau 8 tháng nuôi, bình quân mỗi con đạt trọng lượng từ 800 g trở lên, ông bán ra thị trường giá từ 160.000-180.000 đồng/kg, thu lãi trên 160 triệu đồng.

05/03/2014