Người sở hữu 300 con gà re quý hiếm

Ông Phạm Văn Rạch (SN 1976, ở thị trấn Ba Tơ, huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi) đã khổ công tìm kiếm, gầy đàn và hiện trở thành người có đàn gà re quý nhiều nhất ở Quảng Ngãi, với 300 con.
Theo lời ông Rạch và nhiều già làng ở Ba Tơ thì gà re vốn là gà rừng được đồng bào Hre thuần hóa cách đây hàng trăm năm; đồng thời lấy luôn tên của dân tộc mình đặt cho nó.
Ông Rạch kể: Khoảng 15 năm về trước, hầu như gia đình người Hre nào cũng nuôi giống gà này.
Gà re là vật không thể thiếu khi cúng Giàng của đồng bào.
Tuy nhiên, gần đây khi đời sống của đại đa số gia đình người Hre được nâng lên, hàng hóa và thực phẩm từ miền xuôi ùn ùn tràn lên, nhiều gia đình không còn nuôi giống gà này, dẫn đến giống gà re mất dần và trở nên rất hiếm.
Không đành lòng để giống gà quý bị tuyệt chủng, ông Rạch quyết chí gây dựng lại giống gà này.
Ông Rạch và một cặp gà re giống.
Sau nhiều lần vất vả tìm vào các bản làng người Hre của huyện và cả tỉnh lân cận Kon Tum lùng tìm, năm 2002 ông Rạch đã mua được con gà trống giống nặng khoảng 1kg, với giá 120.000 đồng, “bằng giá con heo”.
Ngoài ra, ông được bà con cho 3 con gà mái giống. Sau gần 4 năm gây đàn, không tính số đã bán và cho bà con trong vùng nuôi, hiện nay, ông có 300 con, và trở thành người có đàn gà re nhiều nhất ở Quảng Ngãi.
Gà re có hình dáng thấp, nhỏ và chân gà re có 2 màu chì và vàng; trọng lượng khi trưởng thành khoảng 1,2 kg/con.
Thời gian nuôi từ 7-12 tháng, lâu hơn so với 5-6 tháng của gà bình thường. Tuy có gốc từ gà rừng, thế nhưng bộ lông của gà re không sặc sỡ, mà chỉ có 3 màu: Đen, trắng ngà và nổ (đen xen trắng).
Với chất lượng thịt thơm ngon, dai, ngọt nên gà re được người tiêu dùng ưa thích. Tuy giá bán có thời điểm lên đến 200.000-250.000 đồng/kg, đắt hơn gấp từ 2-2,5 lần so với gà thường thế nhưng không dễ để mua được.
Với giá bán cao và nhu cầu tiêu thụ lớn, nên trong tương lai gần, việc thu về hàng trăm triệu đồng/năm từ giống gà re của ông Rạch là chuyện trong tầm tay. Và điều có ý nghĩa không kém đó là ông Rạch đã góp phần lớn trong việc phát triển lại giống gà quý của cộng đồng người Hre ở Quảng Ngãi.
Có thể bạn quan tâm

Theo các cơ sở sản xuất tiêu sọ (tiêu trắng) tại các huyện Trảng Bom và Xuân Lộc (Đồng Nai), gần một tuần nay giá hạt tiêu đen tăng lên gần 240 ngàn đồng/kg, kéo theo giá hạt tiêu sọ tăng lên gần 400 ngàn đồng/kg. Đây là mức giá cao kỷ lục từ trước đến nay.

Dự án 10.000ha ca cao trồng xen trong vườn dừa phục vụ cho xuất khẩu được hình thành và triển khai theo Quyết định số 23, ngày 5-1-2007 của UBND tỉnh Bến Tre. Mục tiêu của dự án là phát triển phục vụ cho xuất khẩu, đồng thời tổ chức nghiên cứu, tư vấn, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân để việc sản xuất ca cao phù hợp với thị trường; liên kết với các viện, trường, doanh nghiệp trong, ngoài nước hỗ trợ sản xuất, sơ chế, tiêu thụ và tạo điều kiện để phát triển ngành công nghiệp chế biến ca cao trong tỉnh.
Rút kinh nghiệm trong những mùa vụ qua, vụ lúa đông - xuân 2014 - 2015 năm nay, ngoài thực hiện đúng lịch gieo sạ mà ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đã bố trí, nhiều nông dân trong tỉnh còn quan tâm chọn canh tác những giống xác nhận, áp dụng mô hình “1 phải 5 giảm”, mô hình “3 giảm, 3 tăng”, đặc biệt tham gia sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn… đây được xem là biện pháp tích cực nhằm giảm giá thành sản xuất, nâng cao giá trị hạt lúa.

Dọc theo tuyến đường ĐT 723 nối liền hai thành phố Đà Lạt - Nha Trang, bên cạnh thưởng thức ánh sáng lung linh trong đêm từ những vườn rau, hoa trong nhà kính nằm dưới thung sâu, trên đồi cao, ban ngày du khách còn có thể ngắm nhìn những khu vườn atisô thấp thoáng hai bên đường.

Tuy mang lại hiệu quả lớn nhưng hiện giờ, việc liên kết sản xuất lúa giống giữa nông dân, Hợp tác xã nông nghiệp (HTX) và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giống (DN) lại khó mở rộng diện tích vì nhiều lý do. Trong đó có chuyện nông dân và HTX chưa thực sự đặt niềm tin vào DN…