Việt Nam đề nghị Trung Quốc tăng nhập khẩu gạo

Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam, đặc biệt là gạo.
Thông tin trên được nêu trong thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao nhân chuyến tham dự Diễn đàn hợp tác kinh tế thương mại Việt - Trung của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tổ chức ngày 17/9 tại Bắc Kinh.
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi, bình đẳng để doanh nghiệp Trung Quốc kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam.
Ông cũng đề nghị các doanh nghiệp nước này tăng cường nhập khẩu các mặt hàng mà Việt Nam có ưu thế như nông, lâm, thủy sản, nhất là gạo; mở rộng hơn nữa hợp tác đầu tư với các dự án có hàm lượng công nghệ cao, thân thiện với mới trường.
Phó chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc, ông Vương Gia Thụy nhấn mạnh hai nước đều có ưu thế riêng, trong tình hình mới, Việt Nam - Trung Quốc cần nắm bắt thời cơ, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi, nhất là tăng cường kết nối chiến lược phát triển, đi sâu hợp tác kinh tế thương mại, thúc đẩy hợp tác về năng lực sản xuất, mở rộng hợp tác giữa các địa phương hai nước.
Hiện Trung Quốc chiếm khoảng 35% thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 8 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo sang quốc gia này giảm 6,5% về lượng và giảm 11% kim ngạch do Trung Quốc giảm nhập khẩu.
Hiện quốc gia này cũng đang kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu gạo theo đường tiểu ngạch, tăng cường nhập khẩu chính ngạch từ các nguồn cung với giá thấp của Ấn Độ, Pakistan, Myanmar khiến gạo Việt Nam gặp khó khăn.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 26/5, theo thông báo nhanh của Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng), trong thời gian gần đây, nạn sùng trắng đã phát sinh và gây hại trên nhiều loại cây trồng của huyện này như mía, tiêu, ca cao, khoai lang, cà phê, măng cụt, khoai mỳ, cao su, mít...; địa bàn bị sùng trắng gây hại nhiều nhất là 3 xã Đạ Tồn, Đạ P'loa và Đạ M’ri.

Ngoài ra, nhiều hộ cũng dành dụm đất trồng các loại cỏ làm thức ăn cho trâu vào mùa khô. Mỗi năm nông dân xã Đắk D'rông bán cho các địa phương khác trung bình từ 300 đến 500 con nghé, 200 trâu kéo và 300-400 trâu thịt thu về hàng chục tỉ đồng.

Với khát khao vươn lên phát triển kinh tế, bằng nghị lực và tinh thần cầu tiến không ngừng học hỏi, ông Đinh Văn Trẻ (1932) dân tộc H're ở thôn Làng Chai, xã Sơn Ba (Sơn Hà) đã gầy dựng nên trang trại nuôi trâu, bò trên chính mảnh đất quê hương mình với quy mô lên đến hơn cả trăm con.

Với khát khao vươn lên phát triển kinh tế, bằng nghị lực và tinh thần cầu tiến không ngừng học hỏi, ông Đinh Văn Trẻ (1932) dân tộc H're ở thôn Làng Chai, xã Sơn Ba (Sơn Hà - Quảng Ngãi) đã gầy dựng nên trang trại nuôi trâu, bò trên chính mảnh đất quê hương mình với quy mô lên đến hơn cả trăm con.

Hiện nay, tại vườn nhà bà H'Rinh Niê (buôn Cuôr Kăp, xã Hòa Thắng, TP. Buôn Ma Thuột) có một cây chuối trổ 2 buồng, không như những cây chuối bình thường.