Người Phụ Nữ Một Mình Thu Bạc Triệu Từ Đất Cằn

Chồng mất cách đây 10 năm, một mình bươn chải nuôi con, chị Hương đã trở thành điển hình làm kinh tế giỏi, với thu nhập mỗi năm trên 500 triệu đồng.
Sinh ra và lớn lên ở thành phố, lập gia đình, chị Tôn Nữ Diệu Hương (hội viên Chi hội ND thôn Bình Tân, xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên- Huế) theo chồng lên vùng bán sơn địa xã Bình Thành lập nghiệp. Khó có thể kể hết những khó khăn, vất vả của người phụ nữ vốn không quen việc đồng áng. Nhưng, chị quyết tâm làm giàu trên vùng đất khó khăn này. Và chị đã thành công.
Chị Hương kể: “Vợ chồng tôi khai hoang, cải tạo được 5ha đất. Năm 2009, tôi đầu tư 2 tỷ đồng trồng cây ăn quả, làm vườn rừng, nuôi 3 hồ cá, 2.000 con gà, 100 con heo rừng, 8 con nhím, 70 con heo thịt”. Trang trại có quy mô nhất xã Bình Thành của vợ chồng chị khiến nhiều người không khỏi bất ngờ.
Với 100 con heo rừng giống ban đầu, chỉ 1 năm sau ngoài bán heo thịt, chị còn tuyển chọn được 50 con heo giống, xây trên 20 ô chuồng (chuồng lớn nhất khoảng 200m2, nhỏ nhất khoảng 100m2). Từ năm 2010 đến nay, chị xuất chuồng hơn 300 con heo rừng thịt, giá bình quân 140.000 đồng/kg; mỗi năm chị xuất 30-50 con heo giống cho thị trường với giá từ 200.000-250.000 đồng/kg.
Chị cho biết, chị vừa bán 40 con lợn giống cho thương lái Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Nội được hơn 100 triệu đồng. Theo chị Hương, nuôi heo rừng rất dễ, thức ăn là rau, củ. Trong thời kỳ sinh sản cho heo ăn thêm cám gạo để tăng dưỡng chất. Heo rừng rất ít bị bệnh, nhưng cần chú ý vệ sinh chuồng trại để heo không bị viêm da.
Ngoài nuôi heo rừng, trang trại của chị còn thường xuyên nuôi 2.000-3.000 con gà thịt. Hiện chị đang đầu tư làm trang trại du lịch sinh thái. Từ 5ha đất cải tạo ngày mới đến, hiện chị đang sở hữu 10ha rừng keo, 2ha cao su dó bầu; 100 con heo rừng, trong đó 50 con heo đang thời kỳ sinh sản, 70 con heo thịt F1, 8 con nhím và 2.000 con gà kiến và gà rừng. Phương pháp nuôi của chị là chăn thả trong vườn rừng. Chị Hương tiết lộ, năm 2011, tổng thu nhập từ trang trại hơn 500 triệu đồng, trừ chi phí lãi 200 triệu đồng. Trang trại của chị còn tạo việc làm cho 6 lao động địa phương, với thu nhập 3,5 triệu đồng/người/tháng.
Có thể bạn quan tâm

Tại thời điểm này, ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) không chỉ lúa phẩm cấp thấp bị ế ẩm, mà ngay cả lúa thơm trong dân hiện cũng đang ùn ứ đầy bồ, không có đầu ra.

Nhằm khuyến khích các hộ nuôi thủy sản trên địa bàn huyện Long Mỹ (Hậu Giang) duy trì ổn định và phát triển sản xuất, Phòng Kinh tế huyện Long Mỹ vừa tổ chức hỗ trợ cá thát lát cườm và cá rô phi giống cho hàng trăm hộ dân ở 4 xã điểm xây dựng nông thôn mới và nông dân trong mô hình mẫu điểm, cánh đồng mẫu lớn trong huyện.

Tại Quảng Nam, ông Lê Hữu Hà - Chi cục phó Chi cục Thú y tỉnh Quảng Nam cho biết, nắng nóng đã làm cho gia súc, gia cầm nhiều địa phương phát bệnh.

Tuy nhiên, từ hôm đó đến nay nhà máy đã tạm ngưng hoạt động. Phía Cty cũng không thông báo thời điểm nào trả nợ tiền mua cá. Nhận thấy dấu hiệu bất thường, Cty CBTSSH có nguy cơ vỡ nợ, một số người bán cá hoang mang cùng cực, bởi họ đang bị áp lực nợ tiền vay, tiền lãi ngân hàng, chủ nợ đến tận nhà xiết nợ.

Ngày 25-7, đại diện các nhà máy đường trong cả nước tham dự hội nghị tổng kết vụ sản xuất mía đường 2012 - 2013 tại Hậu Giang. So với một số mặt hàng nông sản khác, ngành mía đường có độ ổn định nhiều hơn trong 3 năm qua.