Người Phụ Nữ Một Mình Thu Bạc Triệu Từ Đất Cằn

Chồng mất cách đây 10 năm, một mình bươn chải nuôi con, chị Hương đã trở thành điển hình làm kinh tế giỏi, với thu nhập mỗi năm trên 500 triệu đồng.
Sinh ra và lớn lên ở thành phố, lập gia đình, chị Tôn Nữ Diệu Hương (hội viên Chi hội ND thôn Bình Tân, xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên- Huế) theo chồng lên vùng bán sơn địa xã Bình Thành lập nghiệp. Khó có thể kể hết những khó khăn, vất vả của người phụ nữ vốn không quen việc đồng áng. Nhưng, chị quyết tâm làm giàu trên vùng đất khó khăn này. Và chị đã thành công.
Chị Hương kể: “Vợ chồng tôi khai hoang, cải tạo được 5ha đất. Năm 2009, tôi đầu tư 2 tỷ đồng trồng cây ăn quả, làm vườn rừng, nuôi 3 hồ cá, 2.000 con gà, 100 con heo rừng, 8 con nhím, 70 con heo thịt”. Trang trại có quy mô nhất xã Bình Thành của vợ chồng chị khiến nhiều người không khỏi bất ngờ.
Với 100 con heo rừng giống ban đầu, chỉ 1 năm sau ngoài bán heo thịt, chị còn tuyển chọn được 50 con heo giống, xây trên 20 ô chuồng (chuồng lớn nhất khoảng 200m2, nhỏ nhất khoảng 100m2). Từ năm 2010 đến nay, chị xuất chuồng hơn 300 con heo rừng thịt, giá bình quân 140.000 đồng/kg; mỗi năm chị xuất 30-50 con heo giống cho thị trường với giá từ 200.000-250.000 đồng/kg.
Chị cho biết, chị vừa bán 40 con lợn giống cho thương lái Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Nội được hơn 100 triệu đồng. Theo chị Hương, nuôi heo rừng rất dễ, thức ăn là rau, củ. Trong thời kỳ sinh sản cho heo ăn thêm cám gạo để tăng dưỡng chất. Heo rừng rất ít bị bệnh, nhưng cần chú ý vệ sinh chuồng trại để heo không bị viêm da.
Ngoài nuôi heo rừng, trang trại của chị còn thường xuyên nuôi 2.000-3.000 con gà thịt. Hiện chị đang đầu tư làm trang trại du lịch sinh thái. Từ 5ha đất cải tạo ngày mới đến, hiện chị đang sở hữu 10ha rừng keo, 2ha cao su dó bầu; 100 con heo rừng, trong đó 50 con heo đang thời kỳ sinh sản, 70 con heo thịt F1, 8 con nhím và 2.000 con gà kiến và gà rừng. Phương pháp nuôi của chị là chăn thả trong vườn rừng. Chị Hương tiết lộ, năm 2011, tổng thu nhập từ trang trại hơn 500 triệu đồng, trừ chi phí lãi 200 triệu đồng. Trang trại của chị còn tạo việc làm cho 6 lao động địa phương, với thu nhập 3,5 triệu đồng/người/tháng.
Có thể bạn quan tâm

Các nhà máy đường đang tồn kho lượng đường khá lớn, trong khi các doanh nghiệp tiêu thụ đường lại đang đòi được nhập khẩu đường. Trước tình hình đó, ngày 28/3, tại TP HCM, Bộ Công thương đã tổ chức buổi gặp gỡ giữa nhà sản xuất và nhà tiêu thụ, nhưng xem ra vẫn chưa tìm được một tiếng nói chung, khi bên nào cũng chỉ nghĩ tới lợi ích riêng của mình.

Rời TP.HCM với hai bàn tay trắng sau khi tiệm may xuất khẩu của mình bị phá sản, Tạ Văn Ánh (35 tuổi) tìm về vùng đất xa xôi ở xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo (Bình Dương) lập nghiệp

Nằm ở trung tâm huyện Kim Sơn (Ninh Bình), lâu nay làng nghề chiếu cói Trì Chính, xã Kim Chính có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Các mặt hàng chiếu cói và sản phẩm thủ công từ cói được bạn hàng khắp nơi ưa chuộng

"Với tính hình mua bán cá tra nội địa lẫn xuất khẩu như hiện, tôi nghĩ khoảng 1-2 tháng tới giá cá nguyên liệu sẽ được vực dậy trở lại”, ông Nguyễn Việt Cường Phó Chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Phú Cường cho hay.

Nhằm khai thác thế mạnh tự nhiên, phát huy lợi thế nguồn lao động dồi dào, bảo đảm an ninh lương thực, từ năm 2009, tỉnh Thanh Hoá đã triển khai thực hiện đề án xây dựng vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao