Người Phụ Nữ Chinh Phục Đất Khó

Một ngày nắng gắt cuối tháng 3, chúng tôi về thăm trang trại của chị Phan Thị Hằng ở thôn Tân An, xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Chị Hằng là người được nhiều nông dân ở xã Hải An ngưỡng mộ bởi ý chí vượt khó làm giàu.
“Trước kia, nơi đây là bãi cát đầy cây sim dại. Lúc mới ra đây, vợ chồng tôi nản lắm. Nhưng rồi, nghĩ đến gia cảnh quá nghèo khó, không mạnh dạn làm thì suốt đời cứ nghèo mãi...” - chị Hằng bắt đầu câu chuyện.
Vợ chồng chị bắt tay khai hoang cải tạo đất, gây dựng trang trại. Đất khó không phụ lòng người, hiện trong trang trại của chị Hằng thường xuyên có trên 200 con lợn thịt (mỗi năm xuất chuồng 2-3 lứa); 500 con gà; hồ cá lóc nuôi 1.500 con. Chị còn trồng các loại rau như ngô, cải, đậu đỗ các loại... Trung bình mỗi năm, sau khi trừ hết mọi chi phí, chị Hằng lãi ròng 300 triệu đồng.
Cùng với việc sản xuất, chị Hằng còn mở thêm đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi, hùn vốn nuôi tôm trên cát... Những việc làm thêm này cũng mang lại thu nhập đáng kể. Mỗi vụ nuôi tôm, trừ chi phí, gia đình chị cũng thu thêm từ 60 - 80 triệu đồng.
Có tiền, chị Hằng có điều kiện tham gia công tác xã hội, địa phương... Gia đình chị luôn đi đầu ở xã Hải An về việc ủng hộ và tham gia đóng góp xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ khuyến học, đỡ đầu chị em phụ nữ đơn thân, có hoàn cảnh khó khăn...
Sự năng động, dám vượt qua mọi khó khăn vươn lên làm giàu của chị Hằng đã trở thành tấm gương cho nhiều nông dân ở xã Hải An và huyện Hải Lăng.
Có thể bạn quan tâm

Ông Huỳnh Hồng Tiền, ngụ ấp Đông Bình Trạch, xã Vĩnh Thành (Châu Thành - An Giang) cho biết, ông trồng 1 héc-ta dưa leo đang cho thu hoạch, bán từ 7.000 – 9.000 đồng/kg (tùy loại), tăng gấp 3-4 lần so thời điểm Tết Nguyên đán. Với giá bán này, trừ các khoản chi phí, ông còn lãi trên 7 triệu đồng/công.

Thuế chống bán phá giá cá tra đối với các doanh nghiệp Việt Nam tăng lên 2,11 USD mỗi kg, thay vì mức 0,42 USD mỗi kg như đã công bố hồi tháng 3.

Chi nhánh Điện lực huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) vừa thông báo sẽ ngưng cấp điện nuôi tôm công nghiệp qua bình hạ thế công cộng từ ngày 15-6. Đây chủ yếu là những hộ nuôi tôm công nghiệp tự phát, không có bình hạ thế riêng mà đấu nối qua bình hạ thế công cộng.

Do lợi nhuận trước mắt, nhiều nhà vườn đã bán “khoán” vườn xoài cho người khác chăm sóc và thu hoạch. Tuy nhiên, xét về lâu dài, hình thức này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển của cây và giá trị kinh tế của vườn.

Đến thời điểm này, diện tích nuôi tôm bị thiệt hại ở huyện Kim Sơn (Ninh Bình) là trên 500 ha. Người nuôi tôm đang khẩn trương xử lý môi trường, cải tạo ao đầm… để khôi phục sản xuất. Tuy nhiên, người nuôi tôm đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và rất cần sự hỗ trợ đồng bộ từ nhiều phía.