Người Phụ Nữ Chinh Phục Đất Khó

Một ngày nắng gắt cuối tháng 3, chúng tôi về thăm trang trại của chị Phan Thị Hằng ở thôn Tân An, xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Chị Hằng là người được nhiều nông dân ở xã Hải An ngưỡng mộ bởi ý chí vượt khó làm giàu.
“Trước kia, nơi đây là bãi cát đầy cây sim dại. Lúc mới ra đây, vợ chồng tôi nản lắm. Nhưng rồi, nghĩ đến gia cảnh quá nghèo khó, không mạnh dạn làm thì suốt đời cứ nghèo mãi...” - chị Hằng bắt đầu câu chuyện.
Vợ chồng chị bắt tay khai hoang cải tạo đất, gây dựng trang trại. Đất khó không phụ lòng người, hiện trong trang trại của chị Hằng thường xuyên có trên 200 con lợn thịt (mỗi năm xuất chuồng 2-3 lứa); 500 con gà; hồ cá lóc nuôi 1.500 con. Chị còn trồng các loại rau như ngô, cải, đậu đỗ các loại... Trung bình mỗi năm, sau khi trừ hết mọi chi phí, chị Hằng lãi ròng 300 triệu đồng.
Cùng với việc sản xuất, chị Hằng còn mở thêm đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi, hùn vốn nuôi tôm trên cát... Những việc làm thêm này cũng mang lại thu nhập đáng kể. Mỗi vụ nuôi tôm, trừ chi phí, gia đình chị cũng thu thêm từ 60 - 80 triệu đồng.
Có tiền, chị Hằng có điều kiện tham gia công tác xã hội, địa phương... Gia đình chị luôn đi đầu ở xã Hải An về việc ủng hộ và tham gia đóng góp xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ khuyến học, đỡ đầu chị em phụ nữ đơn thân, có hoàn cảnh khó khăn...
Sự năng động, dám vượt qua mọi khó khăn vươn lên làm giàu của chị Hằng đã trở thành tấm gương cho nhiều nông dân ở xã Hải An và huyện Hải Lăng.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình "Cộng đồng sử dụng công nghệ sinh thái để quản lý sâu bệnh trên đồng rộng" hay gọi đơn giản như nông dân là "Trồng hoa trên bờ ruộng" trên địa bàn huyện Tân Phước (Tiền Giang) 4 năm qua đã mang lại hiệu quả tích cực trong việc phòng chống rầy nâu, vàng lùn - lùn xoắn lá.

Những ngày này, người dân đảo Bé đội mưa gió thu hoạch hết diện tích hành Thu Đông bị thối rữa bởi nước mưa. Dọc các trục đường trên đảo Bé, đâu đâu cũng thấy cây hành được chất thành đống phơi ngoài mưa gió và chờ mang ra biển đổ. Đời sống của người nông dân trên đảo Bé vốn đã khổ nay lại khổ hơn bởi tất cả vốn liếng mà họ đầu tư cho vụ hành này gần như mất trắng.

Để giải quyết thực trạng rau an toàn (RAT) sản xuất ra không có nơi tiêu thụ, trong khi đó, người tiêu dùng lại không biết mua RAT ở đâu, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội đã tổ chức các hoạt động liên kết giữa người sản xuất với người tiêu dùng (NTD) và DN. Hy vọng, với cách làm này, sẽ giải quyết được những tồn tại để mở lối ra cho RAT.

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Châu Thành tổ chức trao giấy chứng nhận VietGAP cho câu lạc bộ (CLB) nuôi trồng thủy sản số 2 xã Tân Nhuận Đông.

Do vậy, ông Nam đề nghị, Nhà nước, các doanh nghiệp, các cơ quan phải đồng lòng, có liên kết nhiều và chủ động hơn trong việc có thêm nguồn tư liệu và những hình ảnh truyền thông mạnh mẽ hơn thông qua những bạn hàng, đối tác để đưa những thông điệp trung thực, chất lượng đến với người tiêu dùng.