Người nuôi tôm thất thu vì nắng nóng kéo dài

Người nuôi tôm đang phải đứng trước mùa tôm thất thu do tôm chết vì dịch bệnh hoặc chậm lớn. Đây cũng là vùng nuôi tôm lớn của tỉnh Kiên Giang.
Cái nắng gay gắt kéo dài từ sau tết Nguyên đán đến nay đã làm cho độ mặn trong vuông tôm của anh Hồng Thanh Muôn ở ấp Rạch Đùng, xã Bình Trị lên đến 35 phần ngàn. Tuy nhiên, anh vẫn không có cách nào khác hơn là ngồi chờ trời mưa, vì hiện nay độ mặn của nước biển bên ngoài cũng đã vượt qua mức cho phép nên không thể bơm vào vuông như cách làm truyền thống. Anh Muôn cho biết, với độ mặn hiện tại, năm nay vuông tôm 5 hecta của anh cố gắng lắm thì lãi suất cũng chỉ đạt mức 30 triệu và thất thu hơn 20 triệu đồng so với mọi năm.
Năm nay huyện Kiên Lương được giao chỉ tiêu nuôi hơn 1.000 hecta tôm công nghiệp và 2.500 hecta tôm quảng canh. Tuy nhiên, đến thời điểm này, số diện tích đã xuống giống của mỗi loại cũng chỉ mới đạt khoảng 50% so với kế hoạch. Nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết không thuận lợi, nhiều vuông tôm vừa thả đã bị bệnh, đặc biệt nhiều nơi thiệt hại lên đến 80% nên người nuôi rất lo lắng và chưa mạnh dạn xuống giống.
Ông Trần Đức Thắng – Phó Phòng Kinh tế huyện Kiên Lương cho biết: trong tổng diện tích tôm đã được thả thì có 60 hecta bị nhiễm bệnh, chủ yếu là đốm trắng, phấn trắng và gan tụy, mới đây lại xuất hiện thêm bệnh còi làm tôm chậm lớn, dẫn đến nhiều hộ nuôi tôm buộc phải tạm ngưng sản xuất.
“Do tình hình diễn biến thời tiết làm cho nhiệt độ năm nay rất cao, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cũng lớn và các điều kiện như độ mặn cũng cao làm cho tiến độ xuống giống vụ tôm chính vụ năm nay của huyện Kiên Lương gặp rất nhiều khó khan” – ông Thắng cho biết thêm.
Tình hình nắng nóng kéo dài không chỉ làm thiệt hại diện tích tôm nuôi hiện tại, mà còn làm ảnh hưởng đến đến lịch thời vụ của cả huyện. Chính vì thế, để tránh ảnh hưởng của lũ ở cuối vụ, ngành nông nghiệp huyện Kiên Lương đã điều chỉnh lịch thời vụ cho phù hợp với tình hình thời tiết, và sẽ đẩy nhanh tiến độ xuống giống khi điệu kiện thuận lợi, để đảm bảo cho vụ hè thu phải kết thúc trong tháng 9 năm 2015. Đồng thời khuyến cáo người dân thực hiện nghiêm các quy trình xử lí vuông tôm, từ nguồn nước đến chọn con giống và phải đợi thời tiết thích hợp mới thả giống.
Có thể bạn quan tâm

Bí xanh là loại cây rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế cao, được nông dân Vĩnh Phúc đưa vào sản xuất từ nhiều năm nay. Với mong muốn nâng cao chất lượng, năng suất và hiệu quả kinh tế cho cây bí, mới đây, Trại Nghiên cứu thực nghiệm sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao đã nghiên cứu và áp dụng thành công phương pháp trồng bí leo giàn chữ U ngược hoàn toàn mới cho hiệu quả cao, đây được xem là giải pháp nâng cao thu nhập cho người trồng bí trong tương lai.
25 năm canh tác trên đồng ruộng, sự thạo nghề cộng với việc biết xây dựng kế hoạch cụ thể, nông dân Trần Đức Vĩnh (xã Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) từng bước làm giàu trên mảnh ruộng của mình. Hàng năm, anh thu về trên 1 tỷ đồng từ gần 300 công đất của mình.

Tin từ Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), trong tuần qua, sâu bệnh gây hại chủ yếu tập trung trên diện tích lúa của các tỉnh phía Nam.
Trước nguy cơ người dân đổ xô trồng cây mắc ca tự phát theo phong trào mà chưa có các thông tin đầy đủ về loại cây còn khá mới mẻ này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk vừa có văn bản khuyến cáo việc phát triển cây mắc ca trên địa bàn.

Sau một thời gian mưa dầm kéo dài, hiện Trời bắt đầu có nắng trở lại nên bà con trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đang tranh thủ thu hoạch lúa Hè thu đã quá ngày cắt. Tuy nhiên, điều quan tâm trong lúc này là các thương lái đều hạ giá thu mua lúa của nông dân xuống từ 200 - 300 đồng/kg so với giá đã đặt cọc cách nay khoảng một tuần.