Người nuôi tôm thất thu vì nắng nóng kéo dài

Người nuôi tôm đang phải đứng trước mùa tôm thất thu do tôm chết vì dịch bệnh hoặc chậm lớn. Đây cũng là vùng nuôi tôm lớn của tỉnh Kiên Giang.
Cái nắng gay gắt kéo dài từ sau tết Nguyên đán đến nay đã làm cho độ mặn trong vuông tôm của anh Hồng Thanh Muôn ở ấp Rạch Đùng, xã Bình Trị lên đến 35 phần ngàn. Tuy nhiên, anh vẫn không có cách nào khác hơn là ngồi chờ trời mưa, vì hiện nay độ mặn của nước biển bên ngoài cũng đã vượt qua mức cho phép nên không thể bơm vào vuông như cách làm truyền thống. Anh Muôn cho biết, với độ mặn hiện tại, năm nay vuông tôm 5 hecta của anh cố gắng lắm thì lãi suất cũng chỉ đạt mức 30 triệu và thất thu hơn 20 triệu đồng so với mọi năm.
Năm nay huyện Kiên Lương được giao chỉ tiêu nuôi hơn 1.000 hecta tôm công nghiệp và 2.500 hecta tôm quảng canh. Tuy nhiên, đến thời điểm này, số diện tích đã xuống giống của mỗi loại cũng chỉ mới đạt khoảng 50% so với kế hoạch. Nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết không thuận lợi, nhiều vuông tôm vừa thả đã bị bệnh, đặc biệt nhiều nơi thiệt hại lên đến 80% nên người nuôi rất lo lắng và chưa mạnh dạn xuống giống.
Ông Trần Đức Thắng – Phó Phòng Kinh tế huyện Kiên Lương cho biết: trong tổng diện tích tôm đã được thả thì có 60 hecta bị nhiễm bệnh, chủ yếu là đốm trắng, phấn trắng và gan tụy, mới đây lại xuất hiện thêm bệnh còi làm tôm chậm lớn, dẫn đến nhiều hộ nuôi tôm buộc phải tạm ngưng sản xuất.
“Do tình hình diễn biến thời tiết làm cho nhiệt độ năm nay rất cao, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cũng lớn và các điều kiện như độ mặn cũng cao làm cho tiến độ xuống giống vụ tôm chính vụ năm nay của huyện Kiên Lương gặp rất nhiều khó khan” – ông Thắng cho biết thêm.
Tình hình nắng nóng kéo dài không chỉ làm thiệt hại diện tích tôm nuôi hiện tại, mà còn làm ảnh hưởng đến đến lịch thời vụ của cả huyện. Chính vì thế, để tránh ảnh hưởng của lũ ở cuối vụ, ngành nông nghiệp huyện Kiên Lương đã điều chỉnh lịch thời vụ cho phù hợp với tình hình thời tiết, và sẽ đẩy nhanh tiến độ xuống giống khi điệu kiện thuận lợi, để đảm bảo cho vụ hè thu phải kết thúc trong tháng 9 năm 2015. Đồng thời khuyến cáo người dân thực hiện nghiêm các quy trình xử lí vuông tôm, từ nguồn nước đến chọn con giống và phải đợi thời tiết thích hợp mới thả giống.
Có thể bạn quan tâm

Cứ mỗi năm nhà vườn ở ĐBSCL lại nghĩ ra một sản phẩm trái cây mới lạ để phục vụ thị trường Tết. Từ bưởi hồ lô, đến dưa hấu vuông, dưa hấu thỏi vàng và Tết năm nay có thêm dưa hấu hồ lô “Tài Lộc” chữ nổi.

Trưa 9-9, hàng chục lồng nuôi cá bớp trên sông Chà Và, xã Long Sơn, TP Vũng Tàu của bà con ngư dân đã chết hàng loạt.

Trạm Khuyến nông – khuyến lâm huyện Thăng Bình (Quảng Nam) vừa tổ chức hội nghị đầu bờ nhằm đánh giá hiệu quả của mô hình sản xuất trình diễn giống lúa lai 3 dòng GS9.

Người dân nuôi sò huyết, hến vùng ven biển thuộc huyện An Biên, An Minh (Kiên Giang) đang phải đối đầu với nạn sâu biển.

Ngày 12-9, Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn Đồng Nai đã có buổi làm việc với Công ty Donafoods về quy hoạch vùng nguyên liệu điều đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Đồng Nai sẽ quy hoạch vùng nguyên liệu điều tại 9 xã của 3 huyện Xuân Lộc, Định Quán và Trảng Bom với diện tích khoảng 11 ngàn hécta.