Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người nuôi tôm mỏi mòn chờ lũ về

Người nuôi tôm mỏi mòn chờ lũ về
Ngày đăng: 12/09/2015

Ngoài huyện Tam Nông, Cao Lãnh, Lấp Vò có diện tích nuôi tôm càng xanh lớn thì những năm gần đây, TX.Hồng Ngự cũng phát triển nhanh diện tích nuôi tôm càng xanh với gần 72,5ha. Những năm qua, nghề nuôi tôm càng xanh góp phần giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm và tăng thêm thu nhập cho người dân vùng biên giới.

Năm nay tình hình thời tiết có nhiều diễn biến bất thường, dù đã gần cuối tháng 7 âm lịch, song mực nước tại các kênh, sông đầu nguồn vẫn còn khá thấp. Theo phản ánh của người dân huyện Hồng Ngự và TX.Hồng Ngự, mực nước năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm 2014 từ 1,2 - 1,5m. Lũ về muộn nên nhiều hộ nuôi tôm ở vùng đầu nguồn đang đối mặt với nhiều khó khăn.

Ông Nguyễn Văn Giếng ở ấp Bình Hưng, xã Bình Thạnh, TX.Hồng Ngự tâm sự: “Gắn bó với nghề nuôi tôm nhiều năm, chưa bao giờ tôi chứng kiến cảnh gần đến tháng 8 mà nước lũ vẫn “biệt tăm” thế này. Để tôm phát triển tốt, hơn 1 tháng nay ngày nào tôi cũng phải bơm nước liên tục lên ruộng để thay đổi cho đáy ao sạch.

Nhưng đây chỉ là biện pháp “chữa cháy”, vì nguồn nước bơm lên đồng thời điểm này không có nguồn thức ăn phong phú như khi lũ về. Ngoài việc tốn nhiều chi phí đầu tư hơn những năm trước thì năm nay tình trạng tôm chậm lớn cũng khiến người nuôi tôm lo lắng”.

Những năm gần đây diện tích nuôi tôm càng xanh phát triển mạnh ở TX. Hồng Ngự

Cùng tâm trạng với ông Giếng, anh Lê Văn Hiếu ở ấp Bình Thành A, xã Bình Thạnh chia sẻ: “Tôm của tôi đã đến ngày lên ruộng, nhưng do không có đê bao lửng nên tới giờ tôm vẫn còn treo lại trong ao. Hiện mực nước trên ruộng chỉ khoảng 2 tấc (20cm), trong khi mực nước ít nhất phải 8 tấc thì cho tôm lên đồng mới đảm bảo phát triển tốt.

Hiện tôi đã bao lưới 3,5ha chờ cho tôm ra đồng nhưng mãi không thấy nước lên. Hi vọng con nước cuối tháng 7 sẽ lớn và cầm lâu để cho tôm lên ruộng, chứ nước thấp thế này thì năm nay có nguy cơ lỗ vốn nặng”.

So với cùng kỳ những năm trước, thời gian này là lúc nuôi tôm ở TX.Hồng Ngự bắt đầu thu hoạch tôm trứng. Năm nay lũ về muộn nên gần cuối tháng 7 nhưng toàn TX.Hồng Ngự vẫn chưa có diện tích thu hoạch tôm. Trước tình trạng nắng nóng và lũ về muộn năm nay, Trạm Thủy sản TX.Hồng Ngự luôn cập nhật tình hình sản xuất của bà con.

Đơn vị khuyến cáo người nuôi cần quản lý tình trạng ao nuôi chặt chẽ, thường xuyên bơm nước đối lưu để tránh tình trạng đáy ao dơ, bổ sung kịp thời các loại khoáng chất cần thiết để tôm phát triển và có sức đề kháng tốt...

Ông Nguyễn Huấn - Phó trưởng Phòng Kinh tế TX.Hồng Ngự cho biết: “Tôm càng xanh là một trong những đối tượng chiến lược được TX.Hồng Ngư ưu tiên lựa chọn phát triển trong Đề án tái cơ cấu nông nghiệp của thị xã.

Để tạo điều kiện cho ngành hàng này phát triển, từ năm 2013, thị xã dành nhiều chính sách hỗ trợ người nuôi tôm càng xanh. Cụ thể, hỗ trợ kinh phí giúp nông dân xây đê bao lửng với mục đích chủ động hơn khi nuôi tôm vào mùa lũ.

Theo đó, mỗi ha nuôi tôm càng xanh, TX.Hồng Ngự sẽ hỗ trợ cho người nuôi 12 triệu đồng. Đây là đòn bẩy, là động lực - một trong những quyết sách góp phần kịp thời giúp người dân vùng đầu nguồn tăng thu nhập, phát triển sinh kế vào mùa lũ”.

Thông thường để nuôi tôm càng xanh vào mùa lũ (vụ thuận), nông dân thường thả con giống trong các ao đầm vào tháng 3 âm lịch. Khoảng 3 tháng sau, khi tôm đã thành thục, nông dân sẽ cho tôm lên đồng để tận dụng nguồn thức ăn phù du trên ruộng vào mùa lũ. Đến khoảng tháng 10 âm lịch, khi lũ rút cũng là thời điểm cư dân vùng đầu nguồn thu hoạch tôm.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Từ Mô Hình Chăn Nuôi Theo Chuỗi Ở Xã Nông Trường Hiệu Quả Từ Mô Hình Chăn Nuôi Theo Chuỗi Ở Xã Nông Trường

Tham gia dự án, các hộ gia đình được quy hoạch chăn nuôi theo vùng, được tập huấn tiếp cận khoa học công nghệ chăn nuôi an toàn, kỹ thuật quản lý, sản xuất, phòng chống dịch bệnh hiệu quả, hỗ trợ xây dựng công trình bể bioga. Ngoài ra, địa phương còn được dự án đầu tư hỗ trợ nâng cấp các cơ sở giết mổ, chợ buôn bán thực phẩm tươi sống.

09/10/2014
Phát Triển Chăn Nuôi Nông Hộ Miền Núi Vẫn Khó Khăn Phát Triển Chăn Nuôi Nông Hộ Miền Núi Vẫn Khó Khăn

Cùng với phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi được xác định là thế mạnh của kinh tế hộ ở các huyện miền núi tỉnh ta. Tuy nhiên, tại các địa phương, chăn nuôi chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế, đặc biệt là chăn nuôi nông hộ.

09/10/2014
Hỗ Trợ Lãi Suất Cho Khách Hàng Mua Máy Nông Nghiệp Hỗ Trợ Lãi Suất Cho Khách Hàng Mua Máy Nông Nghiệp

Ngày 7-10, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Thanh Hóa (Agribank Thanh Hóa) phối hợp với Công ty Cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông tổ chức Lễ ký Biên bản thỏa thuận hợp tác cho vay vốn đối với khách hàng mua máy nông nghiệp theo Quyết định 68/2013/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.

09/10/2014
Toàn Tỉnh Có 17 Nghìn Ha Cây Ăn Quả Toàn Tỉnh Có 17 Nghìn Ha Cây Ăn Quả

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT, diện tích một số loại cây ăn quả kém hiệu quả trên địa bàn đang có xu hướng giảm. Đơn cử như cây vải, hiện chỉ còn khoảng 4.000 ha, giảm 15-20% diện tích so với 5 năm trước. Diện tích một số cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao như nhãn, na, chuối, táo tăng lên do thị trường tiêu thụ các loại sản phẩm ngày càng được mở rộng, đặc biệt là chuối. Riêng 9 tháng của năm nay, nông dân trong tỉnh đã trồng được 83ha chuối.

09/10/2014
10 Năm Hoa Hậu Bò Sữa Mộc Châu 10 Năm Hoa Hậu Bò Sữa Mộc Châu

Ông Trần Công Chiến, Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty CP giống bò sữa Mộc Châu chính là người khởi xướng và dày công vun đắp cho cuộc thi. Thủa ban đầu, với tên gọi “Bò sữa điển hình chất lượng cao”, cuộc thi diễn ra tương đối đơn điệu.

09/10/2014