Người nuôi tôm đồng loạt treo ao

Xuất khẩu thủy sản 8 tháng đầu năm nay giảm mạnh so với cùng kì năm 2014, trong đó mặt hàng tôm giảm gần 25%.
Công ty bán giống tôm đóng cửa, ao nuôi để nứt nẻ, máy móc bỏ không là tình trạng chung của hàng ngàn hộ nuôi tôm tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
Theo người nuôi, khó khăn lớn nhất là về con giống vì giá cao nhưng hay bị chết. Bên cạnh đó, thiếu vốn và giá thu mua giảm gần một nửa so với năm 2014 khiến họ cảm thấy bất an. Theo tính toán, sau khi trừ chi phí, người nuôi tôm quy mô công nghiệp gần như đang làm không công.
Mùa vụ tôm năm 2015, toàn khu vực ĐBSCL hiện giảm tới 1/3 tổng diện tích thả giống. Trong đó, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng treo ao nhiều nhất tại các tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, Đồng Tháp.
Hiện ngành nông nghiệp các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu đã ra khuyến cáo các hộ dân không nên tiếp tục thả tôm và chờ giá lên để tránh gặp rủi ro.
Tình hình xuất khẩu nếu tiếp tục còn gặp khó khăn, diện tích treo ao không thể đoán trước được sẽ tăng lên mức độ nào.
Có thể bạn quan tâm

Do ảnh hưởng của tình hình mưa bão trong mấy ngày qua đã dẫn đến thực trạng ngập úng nhiều diện tích đất trồng gừng, nhất là đối với những hộ tận dụng trồng trên mặt ruộng.

Đến nay, không ít vườn cà phê đã chín gần phân nửa. Trong điều kiện mưa nắng đan xen như hiện nay, thời tiết không chỉ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng mùa vụ mà giá cả cà phê xuống thấp cũng là vấn đề làm đau đầu nhà nông.

Hiện nay, giá gừng tại các chợ trên địa bàn TP. Châu Đốc và huyện Châu Phú (An Giang) giảm xuống ngưỡng thấp nhất trong năm.
Sáng 30–9, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột tổ chức tọa đàm kinh doanh cà phê hiệu quả với chủ đề “Tổng quan diễn biến giá cà phê niên vụ 2014 – 2015”.

Hưởng ứng việc chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng những loại cây ăn trái có kinh tế cao, trong 09 tháng đầu năm 2015, các nhà vườn của huyện Cầu Kè (Trà Vinh) đã cải tạo được 61ha vườn kém hiệu quả thành vườn cây ăn trái.