Niên vụ 2014–2015, giá cà phê luôn ở mức thấp
Tham dự có ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) và hơn 50 đại biểu đại diện các sở, ngành, nông dân, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê trên địa bàn hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông.
Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) phát biểu tại buổi tọa đàm
Theo só liệu thống kê, sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2014 – 2015 ước đạt 141,73 triệu bao, giảm 3,5% so với niên vụ trước.
Trong đó, Brazil đạt khoảng 45,34 triệu bao (giảm 7,8%), Indonesia 9,35 triệu bao (giảm 19,9%), Colombia 12,5 triệu bao (tăng 3,1%)…
Nhìn chung, sản lượng cà phê giảm nhưng giá cà phê thế giới trên các sàn dao dịch Liffe (Anh) và ICE (Mỹ) không tăng như kỳ vọng khiến nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó. Đặc biệt, độ chênh lệch giữa giá cà phê Arabica và Robusta giảm từ 110 cent/lb xuống còn 55 cent/lb khiến thị trường cà phê Robusta trầm lắng.
Tại Việt Nam, giá cà phê nhân xô dao động từ 33,5 - 43 triệu đồng/tấn và hiện đang ở mức 35,5 triệu đồng/tấn, giảm 15% so với thời điểm cao nhất vào đầu niên vụ.
Theo các đại biểu, giá cà phê giảm liên tục và kéo dài do tác động của các yếu tố kinh tế toàn cầu và sự biến động của tỷ giá hối đoái.
Các đại biểu cũng kiến nghị, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ người dân tiếp cận với các gói tín dụng để tái canh, tạm trữ cà phê cũng như cung cấp thông tin thị trường để người dân chủ động sản xuất.
Niên vụ 2015 – 2016, diện tích cà phê tăng nhanh thiếu bền vững khiến cà phê Tây Nguyên gặp hạn, dự báo sản lượng cà phê thấp hơn so với niên vụ trước khoảng 20%.
Tại Đắk Lắk, trên 40.000 ha cà phê bị ảnh hưởng do hạn hán khiến sản lượng cà phê niên vụ 2015 - 2016 ước giảm 15 – 20% so với niên vụ trước đó.
Có thể bạn quan tâm

Tuy nhiên, thời gian qua chỉ một lượng rất nhỏ phụ phẩm này được dùng để trồng nấm, với sản lượng nấm cả nước chỉ đạt 250.000 tấn/năm, không đủ phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Qua đó, có thể thấy chúng ta đã bỏ qua cơ hội rất lớn để biến phụ phẩm nông nghiệp thành tiền.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn và rủi ro trong vụ mùa năm 2013, song phần lớn nông dân trồng cà phê tại huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) vẫn chọn loại cây này làm cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế.

Thiệt hại cho 1 ha mía bị phá bỏ từ 25 - 40 triệu đồng. Chi cục Bảo vệ thực vật Gia Lai đã khuyến cáo người dân phá bỏ diện tích mía bị nhiễm bệnh, thu gom tiêu hủy để loại trừ mầm bệnh, tránh lây lan sang diện rộng và trồng các loại cây khác trên diện tích mía bị bệnh, sau một năm mới trồng lại mía.

Hiện nay, xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng ĐBSCL đang diễn ra mạnh mẽ, việc nghiên cứu, sử dụng hiệu quả những vùng đất phèn rộng lớn của vùng là vấn đề được các nhà khoa học và nông dân quan tâm.

Đảm bảo an toàn vùng nuôi nhằm hạn chế mầm bệnh, dịch bệnh bùng phát, người nuôi tôm không sử dụng thuốc, hóa chất cấm trong nuôi tôm.