Người nuôi tôm điêu đứng vì dịch bệnh

Ông Hồ Văn Hỗ thả nuôi 3ha, kinh phí đầu từ gần 1 tỷ đồng, đang thua lỗ nặng. Ông Hỗ nói: Hôm trước, cho ăn vẫn thấy tôm khỏe mạnh như thường, thế mà hôm nay, tôm chết nổi đầy ao. Chưa khi nào, tôm nuôi chết hàng loạt và nhanh như vụ này. Vụ 1 vừa qua, do mưa trái mùa, năng suất tôm nuôi không bằng mọi năm. Vụ 2 này coi như mất cả chì lẫn chài.
Cũng theo ông Hỗ, thấy tôm chết nhiều quá, bà con điện báo đề nghị thú y thủy sản xuống kiểm tra. Thú y đã lấy mẫu nước, mẫu tôm về xét nghiệm. Nhiều khả năng tôm bị nhiễm khuẩnVibrio, gây hoại tử gan. Theo kinh nghiệm của bà con, tôm bị nhiễm khuẩn rất có thể do thời tiết nắng nóng kéo dài.
Ông Mai Phước Chín, người thả nuôi 2,5 ha nhẩm tính: Vụ 2 này, bà con nuôi tôm ở Trường Định chúng tôi thất thu trên 3 tỷ đồng.
Ông Ngô Văn Xuân cho biết theo cơ quan thú y, tôm ở Trường Định bị nhiễm Vibrio (SPT) dẫn đến chết hàng loạt. Nguyên nhân do nắng nóng kéo dài và việc xử lý ao nuôi sau vụ 1 không chu đáo. Loại dịch bệnh này không nằm trong danh mục phải công bố, nên thú y thủy sản chỉ thông báo đến người nuôi và khuyến cáo về cách xử lý. Ông Xuân lo lắng cho biết: Hiện nay, do thất thu về tôm, nhiều hộ nông dân ăn ngủ không yên chỉ vì nợ ngân hàng đến kỳ trả mà không xoay đâu ra tiền.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, cùng với việc tận dụng đất đai trồng màu phát triển kinh tế thì phong trào nuôi cá nước ngọt cũng góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Ngọc Hiển (Cà Mau). Cách làm này được Nhân dân xã Tân Ân thực hiện phổ biến trong những năm qua.

Sáng 14.10, Trạm Khuyến nông huyện Hoài Nhơn (Bình Định) tổ chức hội thảo mô hình nuôi cá đối mục trong ao nuôi tôm suy thoái tại thị trấn Tam Quan. Mô hình triển khai từ tháng 3.2014, có 3 hộ dân tham gia thực hiện trên diện tích 12.000m2, thả nuôi 12.000 con giống nhập từ Trung tâm giống thủy sản Thừa Thiên - Huế.

Tôm chân trắng là một loài ngoại lai hiện được tiêu thụ lớn tại Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản nhờ chi phí và hương vị phù hợp cũng như được sử dụng trong chế biến dễ dàng. Andhra Pradesh là khu vực XK hàng đầu về tôm chân trắng. Loài tôm này cũng được nuôi rộng rãi tại Bheemavaram và các vùng lân cận.

Sau hơn 20 năm làm nghề dẫn tinh viên, ông Võ Kỳ Nam, ở thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định giúp lai tạo, cho ra đời được vô số bò lai. Tốt nghiệp đại học năm 1990, với tấm bằng kỹ sư chăn nuôi - thú y, ông Nam về làm cán bộ thú y cơ sở tại địa phương. Năm 1995, ông đi học thêm lớp dẫn tinh viên phối giống bò tại Ba Vì (Hà Tây) và gắn bó với nghề này cho đến nay.

Cuối tháng 9 vừa qua, gia đình ông Phạm Văn Báo ở thôn Na Lang, xã Phong Minh (Lục Ngạn) có một con trâu thả rông trong rừng bị chết. Ông mang con trâu này về nhà thịt làm lây bệnh ra 3 con trâu và 6 con lợn của cả gia đình và các hộ cùng thôn.