Ước Mơ Đưa Xoài Cát Phù Cát Bay Xa

Anh Võ Văn Thắng, ở thôn Tân Hóa Nam, xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định là một trong những người đi tiên phong trồng xoài cát tại Cát Hanh. Hiện trang trại trồng xoài cát của anh rộng hơn 2 ha, sản xuất theo phương pháp VietGAP, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Anh Thắng tâm sự: “Năm 1998, Nhà nước có chủ trương cho nông dân thuê đất thành lập trang trại, tôi và một số bà con mạnh dạn thuê đất trồng xoài, giống được lấy từ miền Nam. Do đây là một vùng đất cát, lại không có điện, nước nên thời gian đầu, để cây xoài sống được, chúng tôi phải gánh từng thùng nước về tưới. Sau một thời gian, cây xoài phát triển tốt nhưng đợi mãi vẫn không thấy ra hoa, chúng tôi phải vào tận miền Nam mời chuyên gia về. Rồi cây xoài cũng đã ra hoa đậu quả trong niềm vui vô bờ của chúng tôi”.
Vài năm nay, với sự hỗ trợ từ Dự án Cạnh tranh nông nghiệp tỉnh, người trồng xoài được chuyển giao quy trình chăm sóc xoài theo tiêu chuẩn VietGAP, năng suất và chất lượng xoài cát Phù Cát đã được nâng cao; được chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP nên giá trị tăng hơn trước rất nhiều.
Giống xoài cát Phù Cát có nguồn gốc là giống xoài cát Hòa Lộc, được đưa về từ miền Nam, do đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng và kỹ thuật đầu tư chăm sóc của bà con nông dân, xoài cát ở Phù Cát thường ra hoa, tạo quả muộn hơn các vùng trồng xoài khác từ 1 đến 2 tháng. Hơn nữa, hương vị của xoài cát được trồng ở đây cũng khác rất nhiều so với xoài cát Hòa Lộc được trồng ở các tỉnh phía Nam. Những đặc điểm trên đã tạo nên một “thương hiệu” xoài mang tên xoài cát Phù Cát.
Theo anh Thắng, tuy xoài cát Phù Cát đã có thương hiệu riêng nhưng thị trường tiêu thụ vẫn còn hạn hẹp, giá bán vẫn chưa bằng với xoài cát Hòa Lộc. Vì thế, ước mơ của tôi là làm sao đưa được thương hiệu xoài cát Phù Cát bay xa. Để thực hiện được ước mơ này, anh đã thành lập công ty chuyên mua xoài cát Phù Cát bán ra thị trường. Trước đây, những khách hàng mua với số lượng lớn, họ yêu cầu phải có hóa đơn và chứng minh nguồn gốc sản phẩm, nhưng người nông dân thì không thể làm được, nên xoài cát Phù Cát chưa thể đi xa.
Ngoài ra, anh Thắng còn ấp ủ một dự định táo bạo là sản xuất rượu vang xoài. Anh chia sẻ: “Diện tích trồng xoài của huyện Phù Cát tương đối lớn, gần 250 ha. Vào mùa thu hoạch, ngoài số lượng xoài đủ tiêu chuẩn xuất ra thị trường, còn tồn lại một lượng lớn xoài không đủ tiêu chuẩn, người trồng xoài bán với giá rẻ, nhiều khi phải đổ bỏ rất lãng phí. Tôi đang nghiên cứu cách làm rượu vang từ xoài, nếu thành công sẽ giúp cho người dân trồng xoài có thêm nguồn thu nhập”.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, phong trào chăn nuôi gà phát triển mạnh trên địa bàn huyện Tiên Lữ (Hưng Yên). Đặc biệt, mô hình nuôi gà theo hướng an toàn sinh học đã mở ra cơ hội mới cho người dân, vừa đem lại lợi nhuận cao, vừa góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Con số vựa thu mua thủy hải sản tại mỗi bến cảng chỉ một vài nhưng thú vị là các chủ vựa luôn được so sánh với một hình ảnh khá uy lực mà dân xứ biển dành riêng cho họ. Đó là những người hét ra lửa.

Bệnh lở cổ rễ đã hại khoảng 25 ha hành, tỏi, tập trung tại các xã Nam Trung, Nam Chính, Quốc Tuấn (Nam Sách). Ngoài ra, bệnh khô đầu lá, nghẹt rễ cũng bắt đầu hại hành, tỏi. Trên 40 ha cà rốt đã bị nhiễm bệnh thắt gốc với tỷ lệ bệnh trung bình 5-7%, chủ yếu xuất hiện tại các xã Đức Chính, Cẩm Văn (Cẩm Giàng), Thái Tân (Nam Sách). Hàng chục ha cà rốt ở Đức Chính, Cẩm Văn còn bị tuyến trùng gây hại rễ cây, nơi cao có 50% số cây bị hại.

Sáng 28.10, tại xã Nghĩa Phú, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi), Quỹ tấm lòng vàng Người Lao Động đã tổ chức lễ bàn giao một tàu cá trị giá hơn 5 tỷ đồng cho Nghiệp đoàn nghề cá An Hải, huyện Lý Sơn. Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Minh đã đến dự.

Nuôi bò sữa, nhiều hộ dân ở xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng đã vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế bền vững. Trở lại xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng những ngày này mọi người đều cảm nhận được khát vọng mãnh liệt vươn lên thoát nghèo của bà con nơi đây. Nhiều bà con cho biết, nhờ mô hình chăn nuôi bò sữa của dự án do Canada tài trợ, một trong những chương trình an sinh xã hội trợ giúp cho hộ nghèo và cận nghèo đã giúp cuộc sống của bà con được cải thiện rất nhiều