Người Nuôi Tôm Cần Thận Trọng Với Thương Lái Mua Giá Cao

Ngày 11/9/2013, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN và PTNT) đã gửi công văn đến Sở NN và PTNT các tỉnh, thành phố thực thuộc Trung ương ven biển đề nghị cảnh báo tới cơ sở nuôi tôm khi xuất bán tôm thương phẩm.
Trước đó, ngày 26/8/2013 và 10/9/2013, VASEP cũng đã gửi hai công văn là: Công văn số 181 và Công văn số 193/2013/CV-VASEP tới Bộ NN và PTNT, Bộ Công Thương, Tổng cục Thủy sản phản ánh về việc thương lái tổ chức đẩy mạnh thu mua tôm nguyên liệu tươi đưa sang Trung Quốc và đề nghị các cơ quan này có biện pháp hữu hiệu, kịp thời ngăn chặn và hạn chế thiệt hại cho người nuôi và DN thủy sản.
Tại CV193, VASEP cũng đề xuất phương án đánh thuế XK cho các mặt hàng tôm XK tươi (chưa qua chế biến, chưa cấp đông) để áp dụng đối với XK tôm tươi nhằm hạn chế tác động tiêu cực của hiện trạng này.
Sau phản ánh của VASEP về hiện tượng thương lái nước ngoài tổ chức thu mua tôm nguyên liệu của Việt Nam với số lượng lớn và tăng đột biến rồi chở bán sang Trung Quốc có ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu tôm nuôi, hoạt động sản xuất thủy sản Việt Nam, ngày 11/9/2013, Tổng cục Thủy sản đã gửi Công văn số 2417/TCTS-NTTS đề nghị Sở NN và PTNT các tỉnh, thành phố thực hiện:
- Tuyên truyền, phổ biến và khuyến khích người dân, DN thực hiện tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng theo Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng.
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát tình trạng đưa tạp chất vào tôm gây ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của tôm nuôi Việt Nam.
- Khuyến cáo người nuôi tôm thận trọng với các thương lái khi mời chào với giá cao, không yêu cầu kiểm soát chất lượng và kích cỡ tôm thu hoạch. Người nuôi tôm nên tìm hiểu về tư cách pháp nhân của thương lái thu mua thông qua các cơ quan chức năng. Nếu phát hiện các thương lái chưa được phép hoạt động kinh doanh tại Việt Nam cần báo ngay cho cơ quan quản lý để kịp thời xử lý theo quy định.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, những năm gần đây, nhiều địa phương trong tỉnh Bạc Liêu áp dụng mô hình sản xuất đa canh - đa con nhằm tăng năng suất, hiệu quả trên một đơn vị sản xuất. Mô hình này giúp nhiều hộ nông dân từng bước vươn lên khá giàu.

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), 3 công ty là bị đơn bắt buộc lần này gồm có: Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, Công ty CP Thực phẩm Sao Ta (FIMEX) và Công ty CP Thủy sản & Thương mại Thuận Phước.

Thời gian gần đây, khu dân cư ở thôn Phong Lôi Đông (xã Đông Hợp, Đông Hưng, Thái Bình) có nhiều ngôi nhà cao tầng mới mọc lên. Chủ của những dinh cơ này đều là những người nông dân chân lấm, tay bùn nhưng dám nghĩ dám làm, vươn lên phát triển kinh tế gia đình bằng mô hình chăn nuôi lợn thịt thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Hơn một năm nay, vào buổi sáng thứ Tư, thứ Bảy và Chủ nhật hằng tuần, người tiêu dùng lại tìm đến siêu thị IMEXCO (đường Nguyễn Văn Cừ, TP Bắc Giang) mua thịt lợn sạch. Bà Nguyễn Thị Hoa, phường Ngô Quyền (TP Bắc Giang) cho biết, không chỉ sử dụng hằng ngày, gia đình còn mua làm ruốc gửi cho con học đại học tại Hà Nội.

Cải tạo giống bò hướng thịt tại 02 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang) bằng phương pháp gieo tinh nhân tạo, trong đó, đã tiến hành gieo tinh khoảng 680 liều tinh cho 430 con bò, tỷ lệ đậu thai khoảng 192 con, đã nghiệm thu 31 con bê lai Red Angus. Đây là biện pháp cải tạo chất lượng đàn bò một cách tiết kiệm và bền vững.