Người Nuôi Tôm Cần Đề Phòng Những Cơn Mưa Trái Vụ Ở Cà Mau

Những cơn mưa lớn xuất hiện đột ngột trong những ngày qua làm môi trường ao nuôi tôm biến động, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài vi khuẩn, vi-rút phát triển gây bất lợi cho tôm nuôi, đặc biệt ở loại hình nuôi tôm công nghiệp (NTCN). Đồng thời cũng tạo điều kiện cho các loại bệnh lạ xuất hiện và phát sinh trên diện rộng như bệnh gan tụy.
Những cơn mưa trái mùa làm rửa trôi lượng phèn cũng như những chất dơ bẩn, cặn bả hữu cơ từ trên bờ xuống ao nuôi gây biến động môi trường; làm phân tầng độ mặn, nhiệt độ và hàm lượng ôxy hòa tan trong nước. Trong đó, các yếu tố như: pH, H2S, NH3 sẽ biến động mạnh, ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi.
Xử lý cẩn trọng
Thường cơn mưa trái mùa xuất hiện đột ngột, không có dự báo trước nên người nuôi tôm thường không chủ động chuẩn bị các dụng cụ, hóa chất dự trữ, chế phẩm sinh học, không bón vôi trên bờ ao… nên thường xử lý hiện tượng này chậm.
Kỹ sư Nguyễn Công Quốc, Trưởng Phòng Quản lý nuôi trồng thủy sản, cho biết, trong năm 2011, mưa trái mùa ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản cũng như nuôi tôm công nghiệp không nhiều. Do các ngành chức năng đã có cảnh báo cũng như khuyến cáo và hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa, khắc phục.
Từ đó, người dân nuôi trồng thủy sản đã phần nào am hiểu cũng như đã có kinh nghiệm và tích cực chủ động thực hiện. Tuy nhiên, không ảnh hưởng lớn về năng suất nhưng những cơn mưa trái mùa trong năm qua cũng làm tăng chi phí của vụ sản xuất và ảnh hưởng đến năng suất của tôm nuôi.
Để bảo đảm môi trường ao nuôi thuận lợi cho tôm phát triển trước những cơn mưa trái vụ thì người nuôi tôm cần phải chủ động có kế hoạch dự trữ các loại voi, thuốc hóa chất, chế phẩm sinh học, men vi sinh để sử dụng ổn định môi trường. Bón vôi xung quanh bờ ao và xả bỏ tầng nước mặt trước những cơn mưa lớn. Tăng cường chạy quạt để tránh sự phân tầng nước…
Cần bổ sung dinh dưỡng, kháng chất cho tôm nuôi đúng quy trình kỹ thuật để chống chịu lại thời tiết bất thường. Việc thường xuyên kiểm tra ao, đầm nuôi sẽ kịp thời phát hiện những diễn biến mầm bệnh xảy ra, nhất là vào những ngày mưa to kéo dài, nhiệt độ thấp, thủy triều dâng cao.
Thường xuyên kiểm tra môi trường và quan sát biểu hiện hoạt động của tôm nuôi, hạn chế sử dụng trực tiếp nguồn nước ngoài sông, rạch đưa vào vuông nuôi.
Chủ động phòng ngừa
Cần liên kết với cán bộ khuyến nông cơ sở để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh thiệt hại. Đồng thời, người nuôi tôm cần quan tâm theo dõi những bản tin dự báo thời tiết của Trung tâm Khí tượng thủy văn, từ đó chủ động hơn trong việc ứng phó với mưa trái mùa.
Giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn Cà Mau Trần Tiến Dũng cho biết, theo nhận định của Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương thì trong tháng 2 và tháng 3 vẫn còn xuất hiện những cơn mưa trái mùa, vào tháng 4 xuất hiện mưa chuyển mùa.
Cùng với sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết tiếp tục có những diễn biến phức tạp như triều cường dâng, mưa trái mùa ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sản xuất của người dân.
Có thể bạn quan tâm

Hình ảnh những trái mít chín vàng, bắt mắt cùng tấm biển quảng cáo “mít Thái chín cây, 15.000 đồng/kg” rất dễ níu chân người đi đường. Ít ai biết rằng, để có được những trái mít “chín cây” đẹp, có một số người bán đã kích chín bằng những loại hóa chất không rõ nguồn gốc.

Những năm gần đây, các loại cây ăn quả như dứa, chuối, quýt trở thành cây xóa đói, giảm nghèo hiệu quả cho nhân dân một số xã trên địa bàn huyện Mường Khương. Ngành nông nghiệp huyện tích cực chỉ đạo nhân dân áp dụng khoa học - kỹ thuật vào trồng, chăm sóc và thu hoạch, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng từng loại cây ăn quả.

Cuối tuần qua, ông Huỳnh Thanh Cảnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận chủ trì cuộc họp các thành viên trong Ban chỉ đạo phát triển bền vững cây thanh long và lãnh đạo các địa phương đánh giá tình hình thực hiện Tháng cao điểm phòng trừ bệnh đốm nâu trên cây thanh long (28/11 - 31/12/2014).

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa tổ chức Hội thảo tìm giải pháp phát triển sản xuất, tiêu thụ, chế biến chanh trên địa bàn tỉnh Long An. Đến dự hội nghị có Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam tại TP.HCM - Nguyễn Văn Kỳ, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành.

Nhằm xây dựng thương hiệu cho thanh long Bình Thuận, Đề án dán tem có chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” trên quả thanh long khi đưa ra thị trường được tiến hành. Đơn vị thực hiện đề án là Hiệp hội thanh long Bình Thuận, thời gian thực hiện là 2 năm (từ 5/2013 – 5/2015), tổng kinh phí là 2.076 triệu đồng, trong đó nhà nước cấp một nữa, còn lại do Hiệp hội và các doanh nghiệp đóng góp.