Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người nuôi heo Đồng Nai ký cam kết không sử dụng chất cấm

Người nuôi heo Đồng Nai ký cam kết không sử dụng chất cấm
Ngày đăng: 27/08/2015

Chiều 24-8, Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn, Phân viện Chăn nuôi Nam bộ và Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đã tổ chức hội thảo khoa học “Nuôi heo nạc không sử dụng chất cấm” tại huyện Thống Nhất. Hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực chăn nuôi, an toàn thực phẩm trong và ngoài nước cùng doanh nghiệp trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi và đông đảo chủ các trang trại chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh.

Hội thảo đã cung cấp cho người chăn nuôi các thông tin liên quan đến: sản xuất an toàn từ trang trại đến bàn ăn; chất cấm tạo nạc beta - agonist, mối đe dọa an toàn thực phẩm; thực hành nuôi dưỡng an toàn để sản xuất thịt chất lượng cao; những giải pháp nuôi heo an toàn nhiều nạc mà không sử dụng chất cấm; quản lý chất cấm tạo nạc trong chăn nuôi tại Đồng Nai…

PGS.TS Lã Văn Kính, Giám đốc Viện Chăn nuôi Nam bộ, cho biết để chăn nuôi heo tỷ lệ nạc cao không cần sử dụng chất cấm cần sự ứng dụng đồng bộ hàng loạt giải pháp về giống, thức ăn, sinh sản, phòng trị bệnh… Trong đó, người chăn nuôi có thể chọn một số chất bổ sung có tác dụng tăng tỷ lệ nạc cho heo được cho phép sử dụng vì nó không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Theo Chi cục Thú y tỉnh, qua kết quả kiểm tra, việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi diễn biến ngày càng phức tạp. Cụ thể, trong năm 2014, qua kiểm tra, tỉnh đã phát hiện 12/156 mẫu dương tính với chất salbutamol, tỷ lệ khoảng 7,7%, nhưng năm 2015 phát hiện 17/84 mẫu dương tính, tỷ lệ trên 20%. Nạn sử dụng chất cấm trong nuôi heo đã và đang làm thiệt hại rất lớn cho cả ngành chăn nuôi. Đồng Nai sẽ xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm trong lĩnh vực này.

Dịp này, các trang trại, hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã ký vào bản cam kết không sử dụng chất cấm và cộng đồng người chăn nuôi sẽ cùng chung tay giám sát, tố cáo khi phát hiện những trường hợp sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Hệ Lụy Biến Đổi Khí Hậu Với Sản Xuất Vụ Xuân Hệ Lụy Biến Đổi Khí Hậu Với Sản Xuất Vụ Xuân

Nơi khô hạn, nắng nóng, nơi lại mưa rầm kéo dài đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp vụ Xuân 2014. Biến đổi khí hậu đã dẫn đến hậu quả khôn lường đang diễn ra trên diện rộng tại địa bàn tỉnh ta. Nguy cơ mất mùa, thiếu đói lương thực đang hiện hữu trong các vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp của tỉnh là điều có thực...

16/05/2014
Giá Trái Cây Đồng Loạt Giảm Giá Trái Cây Đồng Loạt Giảm

Khoảng 10 ngày trở lại đây, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, giá bán các loại trái cây chủ lực tại vườn đồng loạt giảm, bình quân giảm từ 2.000 đồng đến 7.000 đồng/kg, tùy theo từng loại trái. Nguyên nhân chính là do cung vượt cầu, đã gây thiệt hại không nhỏ cho nhà vườn.

06/06/2014
Nhiều Nông Dân Vẫn Còn Lấy Lúa Thương Phẩm Để Làm Giống Nhiều Nông Dân Vẫn Còn Lấy Lúa Thương Phẩm Để Làm Giống

Trong những năm qua, việc áp dụng các giống mới vào sản xuất đã giúp cho năng suất lúa của nông dân không ngừng tăng cao. Nhưng hiện nay, ở một xã trên địa bàn, không ít hộ vẫn sử dụng lúa thương phẩm để làm giống. Cách làm này không chỉ khiến cho năng suất lúa thấp mà cây lúa dễ bị nhiễm bệnh, chi phí đầu tư cao...

16/05/2014
Thị Trấn Văn Quan (Lạng Sơn) Phát Huy Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Lồng Thị Trấn Văn Quan (Lạng Sơn) Phát Huy Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Lồng

Trong những năm qua, đời sống của người dân ở thị trấn Văn Quan, huyện Văn Quan (Lạng Sơn) không ngừng cải thiện, nâng cao. Đến nay, mức thu nhập bình quân đạt 12 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 6,2% trên tổng số 1.021 hộ dân. Có được kết quả đó là do thị trấn đã thực hiện tốt phong trào phát triển kinh tế, trong đó chú trọng nhân rộng các mô hình có hiệu quả cao, điển hình là mô hình nuôi cá lồng trên địa bàn.

06/06/2014
Mía Cần Kali, Cẩn Trọng Đạm Mía Cần Kali, Cẩn Trọng Đạm

Mía đang được trồng nhiều ở ĐBSCL, là nguyên liệu quan trọng của ngành công nghiệp chế biến đường, rất cần trong đời sống hàng ngày. Có thể trồng mía trên nhiều loại đất khác nhau từ đất pha cát, đất xám đến đất sét nặng.

16/05/2014