Người nuôi heo Đồng Nai ký cam kết không sử dụng chất cấm

Chiều 24-8, Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn, Phân viện Chăn nuôi Nam bộ và Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đã tổ chức hội thảo khoa học “Nuôi heo nạc không sử dụng chất cấm” tại huyện Thống Nhất. Hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực chăn nuôi, an toàn thực phẩm trong và ngoài nước cùng doanh nghiệp trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi và đông đảo chủ các trang trại chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh.
Hội thảo đã cung cấp cho người chăn nuôi các thông tin liên quan đến: sản xuất an toàn từ trang trại đến bàn ăn; chất cấm tạo nạc beta - agonist, mối đe dọa an toàn thực phẩm; thực hành nuôi dưỡng an toàn để sản xuất thịt chất lượng cao; những giải pháp nuôi heo an toàn nhiều nạc mà không sử dụng chất cấm; quản lý chất cấm tạo nạc trong chăn nuôi tại Đồng Nai…
PGS.TS Lã Văn Kính, Giám đốc Viện Chăn nuôi Nam bộ, cho biết để chăn nuôi heo tỷ lệ nạc cao không cần sử dụng chất cấm cần sự ứng dụng đồng bộ hàng loạt giải pháp về giống, thức ăn, sinh sản, phòng trị bệnh… Trong đó, người chăn nuôi có thể chọn một số chất bổ sung có tác dụng tăng tỷ lệ nạc cho heo được cho phép sử dụng vì nó không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Theo Chi cục Thú y tỉnh, qua kết quả kiểm tra, việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi diễn biến ngày càng phức tạp. Cụ thể, trong năm 2014, qua kiểm tra, tỉnh đã phát hiện 12/156 mẫu dương tính với chất salbutamol, tỷ lệ khoảng 7,7%, nhưng năm 2015 phát hiện 17/84 mẫu dương tính, tỷ lệ trên 20%. Nạn sử dụng chất cấm trong nuôi heo đã và đang làm thiệt hại rất lớn cho cả ngành chăn nuôi. Đồng Nai sẽ xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm trong lĩnh vực này.
Dịp này, các trang trại, hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã ký vào bản cam kết không sử dụng chất cấm và cộng đồng người chăn nuôi sẽ cùng chung tay giám sát, tố cáo khi phát hiện những trường hợp sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Theo đó tập trung khảo nghiệm các loại cây trồng như sau: Các giống lạc mới (L20, shán dầu- 30, TB25, BVTV1), lấy L14 làm đối chứng; 4 giống đậu tương (DT12, DT13, DT2601) lấy DT22 đối chứng; 3 giống bắp cải (Caakacr1, Caakacr2, Green heat) và khảo nghiệm 9 giống khoai lang (D1, K51, KB1, TB1, VA5, VA6, BV1, J1, DT2). Đề tài đã áp dụng quy phạm khảo nghiệm 10TCN-558 do Bộ NN-PTNT ban hành và phương pháp của Viện lúa Quốc tế IRRI.

Vụ thu hoạch năm 2012, dưa hấu ở vùng phía Đông tỉnh Gia Lai được mùa. Thế nhưng, do giá dưa hạ xuống đột ngột khiến nông dân thiệt hại hàng tỷ đồng.

Phong trào làm 1.000 vườn rau xanh cho công nhân dân tộc Jrai được Công ty 74 (Binh đoàn 15) phát động từ tháng 1.2012. Ở huyện Đức Cơ (Gia Lai), đất cây công nghiệp dài ngày chiếm thế áp đảo.

Với nhiều người dân thôn Nhuận Trạch (xã Vạn Thắng, Ba Vì, Hà Nội) thì cựu chiến binh Nguyễn Hữu Thung là tấm gương vượt khó để làm giàu trên vùng chiêm trũng quê hương.

Từ ba, bốn năm nay, nghề nuôi cá chình phát triển rất mạnh ở các tỉnh ĐBSCL như: Cà Mau, Bạc Liêu, An Giang, Đồng Tháp… Một trong những lý do thúc đẩy nhiều người nuôi cá chình là vì cá này được xếp vào loại quý hiếm, giá trị kinh tế cao và đầu ra dễ dàng…