Người nuôi heo Đồng Nai ký cam kết không sử dụng chất cấm

Chiều 24-8, Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn, Phân viện Chăn nuôi Nam bộ và Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đã tổ chức hội thảo khoa học “Nuôi heo nạc không sử dụng chất cấm” tại huyện Thống Nhất. Hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực chăn nuôi, an toàn thực phẩm trong và ngoài nước cùng doanh nghiệp trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi và đông đảo chủ các trang trại chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh.
Hội thảo đã cung cấp cho người chăn nuôi các thông tin liên quan đến: sản xuất an toàn từ trang trại đến bàn ăn; chất cấm tạo nạc beta - agonist, mối đe dọa an toàn thực phẩm; thực hành nuôi dưỡng an toàn để sản xuất thịt chất lượng cao; những giải pháp nuôi heo an toàn nhiều nạc mà không sử dụng chất cấm; quản lý chất cấm tạo nạc trong chăn nuôi tại Đồng Nai…
PGS.TS Lã Văn Kính, Giám đốc Viện Chăn nuôi Nam bộ, cho biết để chăn nuôi heo tỷ lệ nạc cao không cần sử dụng chất cấm cần sự ứng dụng đồng bộ hàng loạt giải pháp về giống, thức ăn, sinh sản, phòng trị bệnh… Trong đó, người chăn nuôi có thể chọn một số chất bổ sung có tác dụng tăng tỷ lệ nạc cho heo được cho phép sử dụng vì nó không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Theo Chi cục Thú y tỉnh, qua kết quả kiểm tra, việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi diễn biến ngày càng phức tạp. Cụ thể, trong năm 2014, qua kiểm tra, tỉnh đã phát hiện 12/156 mẫu dương tính với chất salbutamol, tỷ lệ khoảng 7,7%, nhưng năm 2015 phát hiện 17/84 mẫu dương tính, tỷ lệ trên 20%. Nạn sử dụng chất cấm trong nuôi heo đã và đang làm thiệt hại rất lớn cho cả ngành chăn nuôi. Đồng Nai sẽ xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm trong lĩnh vực này.
Dịp này, các trang trại, hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã ký vào bản cam kết không sử dụng chất cấm và cộng đồng người chăn nuôi sẽ cùng chung tay giám sát, tố cáo khi phát hiện những trường hợp sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Không giống như phần lớn nông dân chọn trồng cây cao su, điều, tiêu, gia đình anh Ngô Văn Ai ở ấp 6, xã Minh Hưng (Chơn Thành - Bình Phước) lại chọn mô hình trồng xoài xen chanh bông tím mang lại hiệu quả cao gần chục năm nay.

UBND tỉnh An Giang vừa phê duyệt đề tài “Nghiên cứu các bệnh thường gặp ở lươn đồng giai đoạn giống, giai đoạn nuôi thương phẩm và các biện pháp phòng, trị bệnh”. Tổng kinh phí thực hiện đề án trên 886,5 triệu đồng, từ nguồn sự nghiệp khoa học và công nghệ.

Thấy hiệu quả từ việc nuôi heo rừng lai, hai anh em rể Nguyễn Văn Nhẫn và Vũ Ngọc Hùng (thôn 3, xã Tiên Lãnh, Tiên Phước - Quảng Nam) đã mạnh dạn đầu tư mô hình này và bước đầu cho kết quả khả quan.

Vụ xuân 2012, xã Nghĩa Tân- vùng chuyên trồng lúa đặc sản của huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) đã ứng dụng TBKT, mở rộng diện tích gieo sạ hàng. Đây là năm đầu tiên địa phương này tổ chức gieo sạ đại trà.

Để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho nông dân và doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cá tra, ngành hàng xuất khẩu chủ lực của vùng ĐBSCL, vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn giao cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước nhanh chóng triển khai việc cho vay với lãi suất ưu đãi cho chăn nuôi và thủy sản. Tuy nhiên, đến thời điểm này nguồn vốn ưu đãi vẫn còn "xa tầm với" của doanh nghiệp (DN) và người nuôi cá. Vẫn khó tiếp cận vốn